Phát triển khả năng nghe nói – Hãy bắt đầu với việc lắng nghe con nói!

Không liên quan lắm nhưng bạn có thấy các phương pháp giáo dục Nhật Bản đang là trào lưu không ở Việt Nam không? Nào là trường mầm non phát triển giáo dục trẻ em kiểu Nhật, nào là các trung tâm dạy thêm chương trình học của Nhật, v.v..

Quay lại chủ đề chính, hiện tại, buổi sáng tôi là giáo viên tiếng Nhật tại một trường trung học phổ thông tư thục, buổi chiều tôi ở nhà, làm mẹ của đứa con học lớp 4. Tuần qua tuần cư thế trôi qua. Cho dù là ở nhà hay ở trường tôi đều càng ngày càng cảm thấy việc lắng nghe người khác quan trọng đến nhường nào.

Lắng nghe thì ai chẳng làm được? Việc nâng cao kỹ năng nói quan trọng hơn mà nhỉ? Thật ra “năng lực tiếng Nhật cần có” mà Bộ Giáo Dục Nhật Bản đề ra theo thư tự nghe-nói-đọc-viết. Thứ tự này chính là ưu tiên đầu vào (nghe và đọc) hơn là đầu ra (nói và viết).

Nếu từng có kinh nghiệm nuôi con, chắc bạn cũng có để ý thấy trẻ con muốn ngay lập tức sử dụng từ ngữ học được từ việc nghe. Trẻ con khi bắt đầu học ngôn ngữ thì ngay từ lúc đầu sẽ phát âm lặp đi lặp lại y nguyên từ ngữ của những người xung quanh mà không nghĩ gì về ý nghĩa của từ đó, dần dần về sau sẽ hiểu được ý nghĩa của từ đó thông qua các yếu tố như là dùng trong ngữ cảnh nào, biểu cảm của người nói, âm sắc của giọng nói… để rồi phát âm (nói) được từ ngữ đó. Vì thế, năng lực nói sao cho truyền đạt được trạng thái, cảm xúc một cách chính xác đến người nghe bằng cách sử dụng từ ngữ đa dạng chính là được nuôi dưỡng từ thời kỳ bắt đầu biết nói.

Cho dù học đến trung học phổ thông, khi được yêu cầu phân tích tiểu thuyết trong giờ đọc hiểu trong giờ học đọc hiểu tiểu thuyết, có nhiều học sinh phát biểu rằng “Em cũng không biết nói làm sao cho đúng, nhưng em nghĩ nhân vật chính đang buồn" mà không thể diễn giải chi tiết rằng buồn “như thế nào". Thậm chí có học sinh chỉ trả lời vỏn vẹn là “buồn", nghĩ rằng như vậy là đủ rồi. Ngay trong gia đình cũng vậy, khi tôi hỏi “Ngày hôm nay của con thế nào?", thì bé trả lời rằng “Dạ vui", cũng chẳng biết là vui “như thế nào".

Có than thở đi chăng nữa cũng chẳng thay đổi được gì, nên thôi tôi giới thiệu một phần hành động của tôi nhé.

Ở trường, tôi viết lên bảng đen và giải thích các từ đồng nghĩa hoặc một cách nói khác giống với keyword trong giờ học, và tôi bắt học sinh phải viết vào tập để gia tăng vốn từ. Nếu giải thích bằng miệng những thành ngữ khó đối với học sinh, thì tôi sẽ chuyển thành từ ngữ giới trẻ hay dùng trong đời sống hàng ngày, như là: “Câu này giống với câu … mà học sinh cấp 3 hay dùng đấy", tôi cứ dạy cho học trò sát với tiêu chí “từ khó = từ đời thường". Hơn nữa, ở nhà tôi sẽ hỏi càng ngày càng sâu làm sao cho con không cảm thấy khó chịu, chẳng hạn như: “Con làm gì mà vui thế?", “Vui thế nào?", “Tại sao lại vui?", và nếu con trả lời chi tiết rằng “Con chơi bóng vào giờ giải lao với bạn X, vui lắm ạ!" thì tôi sẽ hưởng ứng niềm vui cùng với con: “Chà, có vẻ vui ghê nhỉ! Thật là tốt quá! Mẹ hiểu rồi." để cho con biết rằng mình rất quan tâm đến cảm xúc của con.

Ở trường mầm non hay trung tâm dạy thêm kiểu Nhật ở Việt Nam mà tôi có đề cập ở đầu bài cũng vậy, họ sẽ đề cao tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng “năng lực lắng nghe" – nền tảng của việc giao tiếp. Bậc làm cha mẹ chúng ta hãy cùng nhau tiên phong, sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của con cái với tình thương yêu vô tận, và cho con biết “tầm quan trọng của việc lắng nghe" nhé.