Em bé

Hô hấp bằng miệng

Chẩn đoán “Phì đại Amidan”

Khi con trai tôi học lớp 3 (khoảng 8-9 tuổi), bác sĩ đã chẩn đoán cháu có xu hướng phì đại amidan khi khám tai mũi họng ở trường. Sau đó tôi đến gặp bác sĩ gia đình, ông ấy nói: “Cũng như bác sĩ ở trường chẩn đoán thì cháu bị chẩn đoán phì đại aminda, nhưng vì không quá to nên xin gia đình hãy yên tâm ạ”.

Phòng khám

Amidan là gì ?

Xung quanh đáy lưỡi của chúng ta có tổ chức lympho được gọi là “Amidan" (bộ phận giúp ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh và đào thải các chất cặn bã ra ngoài). Điều này bảo vệ cơ thể bạn khỏi vi khuẩn có trong không khí xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, amidan có thể bị sưng ngay cả khi không có các triệu chứng như ho hoặc sốt. Tình trạng amidan to ra được gọi là “phì đại amidan” và thường gặp ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Nhìn chung trẻ bị phì đại nhiều nhất vào khoảng 10 đến 12 tuổi, sau đó amidan sẽ nhỏ dần nên nhiều trường hợp chỉ cần theo dõi giống như con của tôi.

Những trẻ thường há miệng

Tôi đã thấy nhẹ nhõm hơn vì không có chuyện gì nghiêm trọng, nhưng gần đây tôi lại lo lắng chuyện khác. Đó là “Con tôi luôn thở bằng miệng”. Bé luôn mở miệng trong những sinh hoạt thường ngày như khi ngồi xem TV hoặc khi đang ngủ và ngay cả khi tôi bảo bé “Khép miệng lại đi con! “, bé cũng không thể ngậm miệng trong một thời gian dài. Thở bằng miệng cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bé bị khô và nứt nẻ, bé còn thường xuyên có hành động liếm môi. Ngoài ra, tôi cũng chú ý việc bé phát ra tiếng khi nhai thức ăn. Khi tôi cảnh báo con trai rằng “Mẹ cảm thấy khó chịu khi nghe tiếng chép chép khi con nhai“, khi đó bé có tạm thời ngậm miệng lại nhưng chỉ trong vài phút, bé đã mở miệng trở lại và nhai thức ăn.

Theo kết quả khám chuyên khoa tai mũi họng, con trai tôi có thể khó thở bằng mũi do amidan quá to khiến không khí khó lưu thông qua mũi. Có vẻ như việc đưa không khí ra vào bằng miệng dễ dàng hơn nên việc thở bằng miệng đã trở thành thói quen từ lúc nào không hay.

Vấn đề của việc thở bằng miệng là gì ?

Có rất nhiều tác hại trong việc thở bằng miệng.

Khẩu trang giúp tránh vi khuẩn

Đầu tiên, nó sẽ khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Cơ thể chúng ta có nhiều cơ quan phòng vệ khác nhau để duy trì một sức khỏe tốt. “Amidan" như đã được đề cập trước đó cũng là một cơ quan ngăn chặn các mầm bệnh tại cổ họng. Tuy nhiên, khi lượng không khí ra vào tăng lên do thở bằng miệng, amidan bị lạnh và sức phòng thủ yếu đi. Nếu bạn ngừng thở bằng miệng và thở bằng mũi, niêm mạc mũi và lông mũi cũng sẽ loại bỏ được nhiều vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác không khí sẽ ấm lên khi đi qua mũi nên sẽ ngăn amidan bị lạnh. Nhân đây cũng có một lý thuyết cho rằng khoảng 50-80% những thứ không cần thiết cho cơ thể bị chặn lại khi đi qua mũi.

Đây không phải là lý do duy nhất khiến tôi muốn con ngừng thở bằng miệng. Khi đưa không khí ra vào bằng miệng, bên trong miệng sẽ luôn khô. Do đó lượng nước bọt tiết ra giảm xuống, dễ dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Nếu lượng nước bọt có tác dụng kháng khuẩn bị giảm đi thì tự nhiên miệng sẽ trở thành nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn.

ngăn ngừa vi khuẩn

Hơn nữa, nếu tiếp tục há miệng do thở bằng miệng, các cơ quanh miệng sẽ không phát triển đầy đủ và khuôn mặt cũng sẽ bị thay đổi. Cơ miệng kém phát triển có thể dẫn đến phát âm kém và răng không thẳng hàng.

Viết đến đây tôi lại lần nữa nhận thấy được tầm quan trọng của việc thở bằng mũi để giữ cho con trai tôi khỏe mạnh. Tôi sẽ đưa bé đi khám bác sĩ tai mũi họng càng sớm càng tốt.