Liệu đây có phải là bệnh ở trẻ?

Các nốt chàm bí ẩn – Viêm da tiết bã nhờn

Tại khu vực tôi sống có tổ chức lớp học mẹ bầu cho những phụ nữ mang thai, và lớp học có hướng dẫn tổng quát cách chăm sóc trẻ em.

Vào thời điểm đó, tôi đã từng nghe đến khái niệm này nhưng nó lại không liên quan mấy đến việc chăm sóc bé trên thực tế. Đó là khái niệm về “viêm da tiết bã nhờn".

Việc này đã xảy ra với con tôi khi mới hai tháng tuổi. Tự nhiên từ chân tóc đến trán và chân mày của con tôi xuất hiện những mảng màng không rõ như chàm. Khi nhìn thấy những mảng mảng màu kem lốm đốm như thế tôi đã hết sức lo lắng vì không biết nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh trao đổi chất rất tốt, đặc biệt là các bã nhờn trên mặt. Những khối bã nhờn trên da tiết ra của con đang lớn lên từng ngày thật sự đã khiến người mẹ mới có con lần đầu như tôi hoảng hốt.

Viêm da tiết bã nhờn này là hiện tượng phổ biến ở bất kỳ đứa trẻ nào, và không phải là bệnh. Để các vết chàm này tự nhiên mất đi thì khi tắm, các mẹ hãy lau nhẹ những vết này bằng gạc ẩm, hoặc rửa sạch bằng nước nóng.

Ở Nhật Bản cũng có câu “Trăm nghe không bằng 1 thấy", dù là không hề liên quan đến việc nuôi dạy trẻ, nhưng đây là một thực tế mà tôi đã trải qua.

Rốn lồi – Thoát vị rốn

Thêm vào đó, trường hợp rốn lồi ra ngoài, bạn sẽ lo lắng rằng liệu đây có phải là dị tật không? Và đây là một hiện tượng gọi là “Thoát vị rốn".

Ngay sau khi rốn được cắt em bé sẽ khóc, tạo áp lực lên vùng bụng khi da chưa đóng nên ruột sẽ bung ra khỏi rốn. Triệu chứng này người ta hay gọi là “rốn lồi", cứ 5~10 trẻ sẽ có 1 trẻ sơ sinh bị. Khi sờ vào thấy mềm, và có thể đẩy sâu vào trong bụng, nhưng khi trẻ khóc và dùng sức thì nó sẽ lại bật ra. Phần nhô ra này đến tầm 3 tháng trở lên sau khi sinh có thể lồi hơn và có đường kính tầm 4cm. Tuy nhiên các bạn đừng lo lắng nhé, hầu hết các trẻ sơ sinh sau khi cơ bụng phát triển thì sẽ hết rốn lồi, 80% sẽ hết vào lúc 1 tuổi và 90% hết vào lúc 2 tuổi.

Bố mẹ thường muốn ấn rốn vào trong khi thay tã hoặc tắm, nhưng hãy cố gắng tiếp tục theo dõi cho đến khi bé 1 tuổi rưỡi. Nếu quá thời kỳ sơ sinh rồi mà rốn vẫn không khỏi lồi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa nhé!

Vết bớt – Bớt Mông cổ

Ở Nhật, người ta hay gọi những ai còn nhỏ, chưa trưởng thành là “shiri ga aoi" (Mông xanh). Đây là từ gọi những trẻ sơ sinh có vết thâm xanh ở mông, về mặt y học gọi là Bớt Mông Cổ (Moukohan). Vết bớt thường có màu tím xanh, không nổi lên trên bề mặt da, ngoài mông ra thì có thể thấy ở tay, chân, bụng, lưng, v.v… Và đây cũng không phải là một căn bệnh vì nó sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên. Chắc là đã từng có lúc nào đó chúng ta tưởng trẻ bị xuất huyết nội khi thấy các vết bớt đó đúng không nào?

Ngoài ra, các vết bớt đỏ cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đa phần cũng biến mất khi trẻ lớn hơn, nhưng bản thân trẻ chắc cũng lo lắng nếu vết bớt nằm ở các vùng da dễ thấy như mặt, tay, chân. Việc chà xát mạnh lên bề mặt vết bớt sẽ gây chảy máu hoặc để lại sẹo sau này, vì vậy đừng nên chạm vào chúng. Nếu con của bạn bị tình trạng này hãy đến gặp bác sĩ Nhi khoa hoặc bác sĩ Da Liễu nhé!