Chứng hăm tã ở trẻ em – Nguyên nhân và cách chữa trị!

1. Nguyên nhân gây hăm tã

Mông con tôi đã bị đỏ và nổi ban vào mùa Hè. Đi khám da liễu thì bác sĩ bảo là bị “hăm tã" rồi.

Lúc đó tôi đang cho con dùng tã vải nên thường phải đóng kín lớp vỏ tã để nước tiểu và phân không tràn ra hông con.

Mùa Hè có nhiệt độ cao, đến cả người lớn cũng dễ bị đổ mồ hôi. Em bé có số lượng tuyến mồ hôi giống như người lớn mà còn có quá trao đổi chất nhanh nữa nên sẽ đổ mồ hôi nhiều gấp khoảng 2-3 lần so với người lớn. Phần thân trên con chỉ mặc một chiếc áo ba lỗ nhưng phần mông thì ngoài tã vải còn có thêm cái vỏ tã chống thấm nữa. Thế là nước tiểu hoà với mồ hôi, lại còn nóng nữa nên dĩ nhiên sẽ bị bí hơi.

Da sẽ bị khô khi nhiệt độ và độ ẩm cao. Da khô cọ sát với bề mặt của tã sẽ gây ra những vết xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường.

Nước tiểu chứa rất nhiều chất thải trong cơ thể, và phân chứa rất nhiều vi khuẩn đường ruột như enzyme và E. coli. “Hăm tã" chính là lúc những chất gây kích ứng này xâm nhập vào da qua những vết xước nhỏ do cọ xác và gây viêm.

Nước tiểu và phân vốn dĩ là thức ăn của vi khuẩn và môi trường tã nóng ẩm là nơi mà vi khuẩn có thể sống. Vì vậy mông của em bé rất dễ bị hăm.

Ngoài ra, phân của em bé có chứa nhiều nước do chỉ bú sữa mẹ. Phân dễ dính vào da do chưa thành khuôn nên phải được lau sạch. Thế nào bạn cũng sẽ phải lau đi lau lại, vô tình ma sát vào chỗ da vốn đã bị các vết xước nhỏ.

2. Chữa trị và phòng ngừa

2.1 Chữa trị

Chỗ khám da liễu đã kê đơn cho con tôi thuốc bôi da cùng với các lời khuyên “Mặc vỏ tã lỏng thôi", “Lau nhẹ nhàng khi thay tã", “Cho da được thoáng mát và khô sau khi bé đi tiêu hay đi tiểu".

Bằng cách thực hiện những lời khuyên trên và xếp “giờ tắm" của con vào buổi sáng để rửa sạch mồ hôi đã tiết ra vào ban đêm, chứng hăm tã của con tôi đã dần hết đi. Hăm tã không hiếm ở Nhật Bản, đến nỗi người ta nói rằng hơn một nửa số trẻ em từ 4 đến 15 tháng tuổi bị hăm tã ít nhất hai tháng một lần.

2.2 Phòng ngừa

Trong những năm gần đây, tính năng của tã dùng một lần đã được cải thiện đáng kể. Tã có thể nhanh chóng thấm hút và làm đông nước tiểu lại. Nhờ đó, mông của trẻ luôn khô ráo. Nhưng tã dùng một lần không hút được phân (phần chất rắn). Thế nên bạn đừng để con mặc một cái tã suốt chỉ vì nó có thể thấm hút nhiều nước tiểu mà hãy kiểm tra tình trạng tã của con thường xuyên nhé! Nhất là khi trẻ bị tiêu chảy hoặc trong thời kỳ đi phân mềm trước khi bắt đầu ăn dặm. Hãy luôn nghĩ rằng “Thế nào con cũng sẽ bị hăm tã" để giữ cho da của con luôn được sạch sẽ và khô ráo.

3. Cẩn trọng với Rota virus và ban đỏ ký sinh

Còn có một thứ gọi là “nhiễm virus rota" phổ biến vào mùa Đông ở Nhật Bản, gây viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, dẫn đến hăm tã ngay cả trong mùa Đông.

Ngoài ra còn chứng viêm da gọi là “ban đỏ ký sinh ở trẻ sơ sinh" do nấm mốc. Nếu những chỗ tã không tiếp xúc trực tiếp với da như là khe mông hay chỗ da có nếp gấp mà bị đỏ rồi đau hay có mụn nhọt (phát ban) thì thuốc trị hăm tã có thể làm tình hình tồi tệ hơn đấy!

Nên bạn đừng nên chủ quan nghĩ rằng đó chỉ là hăm tã thôi mà hãy nhanh cho con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!