Cách giao tiếp với các bé gái trong giai đoạn trưởng thành lần 2 (thời kỳ thể hiện đặc trưng giới tính)

Lần trước, tôi đã bày tỏ những quan điểm của mình về cách giao tiếp với những cậu bé ở độ tuổi dậy thì. Lần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách giao tiếp với các bé gái.

Cách giao tiếp với bé trai trong giai đoạn trưởng thành lần 2 (thời kỳ thể hiện đặc trưng giới tính)

Đối với bé trai đang dậy thì, ở bài trước tôi đã viết rằng: “Có thể nghĩ rằng những câu bé ở tuổi dậy thì giống như những người ngoài hành tinh đang ở một vũ trụ khác vậy". Và bé gái cũng tương tự như vậy, tuy nhiên việc giao tiếp với bé gái có phần khó khăn hơn.

Đối với cả nam và nữ, đặc điểm vềgiới tính của mỗi người đều khác nhau nên chúng ta khó có thể đoán trước được khi nào sẽ bắt đầu thời gian dậy thì và sẽ kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, trung bình thì các bé gái bắt đầu có ngực và kinh nguyệt vào khoảng 10 tuổi (lớp 4). Cùng với đó là sự thay đổi của vùng lông dưới nách và bộ phận sinh dục, các đường cong cơ thể cũng dần dần hiện rõ hơn.

Tại các trường tiểu học, các lớp giáo dục sức khỏe có nội dung như "Cơ thể và sự phát triển của tôi" cũng thường được tổ chức. Các trường học cũng trang bị phòng thay đồ riêng cho học sinh nữ, và thiết kế những buổi nói chuyện để các giáo viên nữ hướng dẫn cho các em về đồ lót và cách chăm sóc bản thân trong những ngày có kinh nguyệt.

Những thay đổi về cơ thể quả thật rất cần chú trọng, nhưng những thay đổi lớn về mặt tâm lí mới là điều khiến nhiều bậc phụ huynh bối rối, lo ngại.

Chẳng hạn như, có một người mẹ có con học cùng trường mà con trai tôi theo học, đã tâm sự như sau: “Từ trước đến nay tôi vẫn luôn đến lớp của con để đọc sách vào giờ đọc sách buổi sáng. Nhưng khi con tôi lên lớp 5 thì con bé lại nói với tôi rằng “Cứ mỗi lần mẹ đến là bạn bè con lại nói này nói nọ, con không thích, nên mẹ đừng đến nữa!".".

Tôi không biết chi tiết nhưng thông qua lời kể, tôi nghĩ rằng thật ra bạn bè của bé gái đó không có ý gì khác, chỉ nói những câu đơn giản như là “Hôm nay mẹ của bạn đã đọc sách cho chúng ta nhỉ!" Tuy nhiên, những bé gái trong độ tuổi dậy thì thường rất quan tâm đến việc những người xung quanh nghĩ gì về mình, và thường suy diễn những ý nghĩa sâu xa trong những câu nói của bạn bè, như trường hợp này, cô bé đã nghĩ rằng ý của các bạn là “Lớp năm rồi mà mẹ vẫn còn đến lớp à, được bao bọc quá nhỉ."

Ở Đại hội Thể thao hôm trước cũng vậy, tuy buổi trưa là giờ mà các bé cùng bố mẹ ăn cơm, nhưng các bé gái lại tụ tập ngồi ăn cùng bạn bè mình, còn mẹ thì ngồi ăn với con trai.

Thế nhưng, cũng có một người mẹ có con gái đang học lớp 5 đã cười cay đắng và nói: “Con tôi cứ lẽo đẽo theo tôi suốt, chuyện gì ở trường cũng kể với tôi đến mức khiến tôi cảm thấy thật ồn ào. Tôi chỉ muốn hét thật to với con bé là “Hãy rời xa vòng tay bố mẹ đi nào!".".

Nhìn từ phía người ngoài cuộc, chúng ta sẽ nghĩ rằng mối quan hệ giữa mẹ và con gái thật thú vị, nhưng đối với người trong cuộc thì quả thật là rất khó khăn.

Dù sao đi nữa, tôi muốn gửi lời khuyên đến các bé gái rằng khi tròn 10 tuổi, các em hãy cư xử như mình là một người lớn, một người phụ nữ.

Tôi hiểu rằng con cái đã ở bên chúng ta kể từ khi còn nằm trong bụng, nên việc thay đổi không phải dễ. Tuy nhiên, với tư cách là một giáo viên cấp 3 đã từng chứng kiến nhiều mối quan hệ giữa mẹ và con gái bị rạn nứt, tôi nghĩ rằng chúng ta nên cảm thông với những tâm lý bất ổn của những cô bé đang đứng trước ngưỡng của thành niên, nhưng cũng nên có lập trường cơ bản là “Đáp ứng khi được các bé nhờ vả, nếu không thì chỉ lặng lẽ quan sát thôi", bạn nhé!