Công việc có bị chậm vì bạn không giỏi? Hãy hướng tới mục tiêu “trở thành người làm được việc”

Bạn có bao giờ muốn  hoàn thành tốt hơn công việc? Trong kinh doanh nếu làm không tốt sẽ gặp nhiều bất lợi như tiến độ công việc chậm, kém hiệu quả.  Tuy nhiên, chẳng hề dễ dàng để tìm ra chính xác làm không tốt ở đâu và cải thiện thế nào. Qua bài này tôi xin phép sẽ đưa ra các bước để làm việc tốt hơn và thực hiện công việc một cách suôn sẻ.

“Làm việc chưa giỏi” có phải là yếu điểm?

要領が悪い (Yoryouga warui) trong công việc có nghĩa là “không thực hiện công việc tốt", hoặc là “cách làm việc chưa ổn". Nhìn chung những người sau đây sẽ được coi là 要領が悪い (Yoryouga warui):

Nhìn nhận toàn cảnh về công việc chưa tốt

Thường có nhiều người tập trung công việc trước mắt mà không nắm bắt được toàn bộ công việc nên khó hồi phục sau những va vấp nhỏ. Dường như rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đánh giá sự chậm trễ của 1 người sẽ gây nên sự chậm trễ của toàn đội.

Hay vội vàng

Những người hành động vội vàng mà không cân nhắc, gây hậu họa cũng được coi là những người không làm việc tốt.

Không linh hoạt ứng phó với các tình huống bất ngờ

Trong công việc sẽ hay gặp phải sự thay đổi về kế hoạch hoặc những rắc rối bất ngờ. Có không ít người không giỏi trong việc xác định độ ưu tiên và giải quyết từng việc một cách thích hợp.

Bắt đầu từ những việc có thể làm

Ai cũng muốn bỏ qua những việc mình không giỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ ưu tiên các việc ta làm được, rốt cuộc chỉ toàn phần khó khăn còn lại sẽ khiến hiệu quả tổng thể công việc ngày càng đi xuống.

Không giỏi từ chối nên nhận hết mọi việc

Đây là đặc điểm chung của nhiều người làm việc không tốt, họ ngại từ chối nên nhận những việc vượt khả năng.

Không thể thảo luận bàn bạc với người khác

Khi có vấn đề xảy ra, những người làm việc không tốt thường không nhận ra là bàn bạc có thể giải quyết được. Cứ như vậy công việc hay bị đình trệ, và vấn đề trở nên gia tăng.

Cải thiện những gì chưa tốt khi làm việc! Các cách làm công việc tốt hơn

Done, Doing, To Do

Các bạn sẽ thấy tiêu cực mạnh mẽ trong từ “Làm việc không tốt" này. Nhưng có rất nhiều người làm việc cẩn thận mặc dù hiệu quả không cao. Ngoài ra, có thể nói đây là nguồn lực có triển vọng thừa sức phát triển, tùy vào cách ta cải thiện nhược điểm. Lưu ý các điểm sau và cố gắng cải thiện những nhược điểm trong cách làm việc của bạn nhé.

Hiểu rõ năng lực, kỹ năng của bản thân

Bạn nên nắm bắt chính xác bản thân có thể làm gì và mất bao lâu hoàn thành. Nếu khối lượng công việc trở nên rõ ràng, bạn sẽ không cần phải thiếu thận trọng nhận thêm việc và trở nên quá tải. Quan trọng nhất là phải tìm được lượng công việc bạn có thể làm hết mình.

Xác định thứ tự ưu tiên của công việc

Bạn nên làm rõ thứ tự ưu tiên trong công việc. Nếu chưa rõ, bạn nên viết ra giấy và liệt kê. Sau đó bắt đầu đưa ra lựa chọn. Trong một số trường hợp bạn nên nhờ đồng nghiệp hoặc cấp trên hỗ trợ.

Tham khảo ý kiến mọi người về vấn đề đang quan tâm

Khi nào gặp thắc mắc hay vấn đề nào đó, tốt nhất là nên hỏi ngay những người xung quanh. Sau khi đã tự giải quyết mức độ nào đó của công việc nhưng không thể đưa ra giải pháp, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến ​​của người khác.

Đừng hướng đến sự hoàn hảo! Phối hợp với mọi người để hoàn tất công việc.

Trong số những người không làm việc tốt có không ít những người cầu toàn. Có thể nói những người không làm việc qua loa, muốn tự mình tăng hiệu quả công việc có một lợi thế lớn. Tuy nhiên, công việc công ty không phải là việc mà bạn chỉ có thể làm một mình. Sẽ có rất nhiều trường hợp cần phải điều chỉnh phương hướng phù hợp. Do đó, sau khi phác thảo được sơ bộ công việc, hãy lấy ý kiến từ mọi người, bao gồm cả ý nghĩa của việc xác nhận 1 lần.

Hãy sắp xếp không gian làm việc

Khu vực bàn làm việc không được ngăn nắp, bày biện các vật dụng cần thiết cho công việc cũng làm giảm hiệu quả công việc. Bạn nên cố gắng giữ cho bàn làm việc gọn gàng, đồng thời thử thay đổi các vật dụng xung quanh máy tính, sắp xếp các văn phòng phẩm cần thiết cho công việc kinh doanh của bạn.

Nhìn xa trông rộng, và dẹp cái tôi qua một bên

Sau vài năm làm việc, bạn sẽ có thể có các thói quen và phương pháp của riêng mình. Tuy nhiên, về lâu dài, nó có thể trở nên kém hiệu quả vì bạn bị ám ảnh bởi những điều đó. Đừng quá gắn bó với quy trình hay công việc của bạn, và hãy cố gắng nhìn nhận công việc một cách tổng thể. Trong một số trường hợp, nên tìm kiếm một cách tiếp cận mới có thể tốt hơn.

Vừa làm việc vừa giao tiếp

Nếu bạn cảm thấy “làm việc không tốt" thì không nên ôm đồm mọi thứ một mình. Thỉnh thoảng nên tham khảo ý kiến những người xung quanh, lắng nghe họ trong khi vẫn tiến hành công việc. Những người “làm việc chưa tốt" có thể vụng về nhưng vẫn có những mặt tích cực nào đó trong công việc. Do đó hãy cố gắng cải thiện những điều chưa tốt, đồng thời tận dụng tốt các ưu điểm nhé!