suy nghĩ về công ty

Sự khác nhau giữa công ty, pháp nhân, doanh nghiệp

Công ty” là một từ chúng ta sử dụng một cách vô thức. Chúng ta có thể hiểu nghĩa chung chung của từ này nhưng chắc chắn không nhiều người có thể giải thích nghĩa từ “Công ty" một cách cụ thể. Thêm vào đó còn có các từ khác gần nghĩa với “Công ty” là “Pháp nhân”, “Doanh nghiệp”. Tất cả đều mang nghĩa chỉ một tổ chức hay một đoàn thể xã hội. Tuy nhiên vẫn có những lúc rất khó để phân biệt và dùng đúng từ giữa “Công ty“, “Pháp nhân” và “Doanh nghiệp”. Sự khác biệt của ba từ này trong thực tế là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về ba điểm khác biệt giữa chúng.

Pháp nhân là gì ?

con dấu pháp nhân Khó để định nghĩa cụ thể từ pháp nhân bằng câu chữ. Từ điển đã định nghĩa từ này như sau.

Là chủ thể có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật mà không phải là thể nhân. Được thừa nhận năng lực nắm giữ (tư cách pháp nhân) đối với một nhóm hoặc tài sản của những người tham gia vì một mục đích nhất định.

Nguồn: Digital Daijisen (Shogakukan) Thể nhân, hay nói cách khác là “con người”, một cá nhân. Theo luật nó mang nghĩa “Cá nhân" là chủ thể của quyền và nghĩa vụ. Ngoài cá nhân, một tập thể được là chủ thể của quyền và nghĩa vụ sẽ gọi là “Pháp nhân“. Pháp nhân được công nhận sự tồn tại độc lập. Pháp nhân được chia thành hai loại lớn tuỳ theo mục đích hoạt động, vị trí xã hội, phương thức thành lập và hình thành.

Pháp nhân tư

Chỉ những pháp nhân không chịu ảnh hưởng của nhà nước hay chính phủ, còn được gọi là pháp nhân ngoài nhà nước. Các pháp nhân tư bao gồm pháp nhân thương mại được thành lập và kinh doanh thu lợi nhuận kinh tế (Eirihojin) và pháp nhân phi thương mại không nhằm mục đích kinh tế. Pháp nhân thương mại Công ty cổ phần, Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn,vv… Pháp nhân phi thương mại Quỹ (quỹ tổng hợp, quỹ lợi ích công chúng),Hiệp hội (hiệp hội tổng hợp, hiệp hội lợi ích công chúng), Tổ chức phúc lợi xã hội, Tổ chức phi lợi nhuận,vv…

Pháp nhân công

Là các pháp nhân được thành lập vì mục đích phục vụ mục đích của nhà nước, chính phủ hơn là mang lại lợi nhuận kinh tế. Có các tổ chức công cộng địa phương (hoạt động do các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương lãnh đạo) và các cơ quan hành chính độc lập (một bộ phận trong chính sách của các bộ và cơ quan trung ương được hoạt động độc lập). Ví dụ, Sở Đúc tiền, nơi phát hành tiền xu và tiền giấy, là một pháp nhân hành chính độc lập thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính.

Công ty là gì ?

Như đã đề cập trong phần trên, “Công ty" được bao gồm trong pháp nhân. Một “Công ty" là một pháp nhân tư và là pháp nhân thương mại. Có bốn loại “Công ty" trong Luật Doanh nghiệp được công nhận dựa vào hình thức thành lập, tổ chức, vận hành và quản lý. Đó là công ty cổ phần, công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn, công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn và công ty trách nhiệm hữu hạn. Dưới đây là đặc điểm của từng loại hình công ty.

Công ty cổ phần

Là công ty được thành lập với mục đích tập hợp tiền của các cổ đông và nâng cao lợi nhuận. Cổ đông và nhân viên chịu trách nhiệm hữu hạn (chịu trách nhiệm theo số tiền đầu tư). Sự tín nhiệm xã hội lớn.

Công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn

Là loại hình công ty có thể được thành lập chỉ với một nhân viên và thủ tục rất đơn giản. Tất cả nhân viên đều có trách nhiệm vô hạn (trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của công ty).

Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn

Được hình thành từ nhân viên chịu trách nhiệm vô hạn và nhân viên chịu trách nhiệm hữu hạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Mọi nhân viên đều có trách nhiệm hữu hạn. Loại hình công ty này gần giống với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đã được bãi bỏ vào năm 2006 và phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Thủ tục thành lập đơn giản, có thể thành lập với số vốn ít nhưng độ tín nhiệm xã hội thấp.

Doanh nghiệp là gì ?

tòa nhà cao tầng Cuối cùng chúng ta sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp. Doanh nghiệp mang nghĩa khá rộng. Nói một cách dễ hiểu, “Doanh nghiệp” chỉ một tổ chức có quy mô lớn hoạt động kinh doanh. Do đó, cả “Pháp nhân" và “Công ty" đều được bao gồm trong cách gọi “Doanh nghiệp”. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp là cá nhân (tự kinh doanh), không phải là pháp nhân , được gọi là kinh doanh tự do freelance, cũng có thể được bao gồm trong “Doanh nghiệp".

“Pháp nhân”, “công ty” được bao gồm trong “doanh nghiệp”

Ba từ này có thể không được sử dụng một cách đúng nghĩa nhưng cả ba đều mang ý nghĩa khác nhau. Đặc biệt khi trao đổi về các quy định như Luật doanh nghiệp, người ta sẽ sử dụng ba từ theo nghĩa khác nhau. Vì vậy bạn nên nhận thức và hiểu sự khác biệt giữa chúng.