Honne và tatemae trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản

Nhật Bản có nhiều nét đẹp như những nguyên tắc hay trong văn hoá ứng xử với nhau, được cả thế giới biết đến. Bạn đã từng nghe về honnetatemae trong văn hoá Nhật Bản chưa? Bạn có bao giờ làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản không?

Nếu câu trả lời là thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về honnetatemae trong những môi trường đòi hỏi tính chuyên nghiệp để mang lại độ tin cậy cao, chính là môi trường kinh doanh. Rất mong bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích cho mình trong công việc.

Honne

Honne (本音) trong tiếng Nhật có nghĩa là ý định thực sự hay động cơ trong lòng, nói cách khác là những mong muốn thực sự của một người. Người Việt Nam thường nói ai lại vạch áo cho người xem lưng, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng người Nhật rất tế nhị và lịch sự thì đâu dễ để họ bộc lộ cảm xúc hay mong muốn thật lòng, nhất là trong công sở hay trường học. Cho dù là cái vươn vai, gương mặt uể oải do áp lực từ công việc, họ chỉ dễ dàng bộc lộ với những người thân trong gia đình hay bạn thân. Người ta thường không để lộ mọi cảm xúc của mình ra cho người không thân thích biết vì khi tất cả mọi người đều biết quá nhiều về mình, mình sẽ dễ lộ ra nhược điểm. Ý thức được honne sẽ giúp chúng ta không hành động hấp tấp hay chiều theo cảm xúc của bản thân. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, việc ít thể hiện cái tôi sẽ giúp bạn dễ lắng nghe, cân nhắc đến ý kiến của các thành viên khác. Điều đó cần bạn có tính khiêm nhường. Từ đó suy ra nếu chúng ta đủ thân quen với người Nhật họ sẽ dễ dàng mở lòng và chia sẻ với bạn nhiều điều trong suy nghĩ của họ hơn. Hãy là một người bạn chân thật và đáng tin cậy, sẽ không quá khó để bạn hiểu được những nguyện vọng của sếp và những người Nhật xung quanh.

Tatemae

Tatemae (建前) được hiểu là những phương châm được đặt thành nguyên tắc. Vậy hiểu rộng ra, tatemae trái ngược hoàn toàn với honne, vì tatemae là thái độ và cách hành xử mang tính xã giao và thậm chí có phần khách sáo. Tatemae thường được biểu hiện bởi thái độ dễ chịu, dễ đồng ý, vui vẻ, v.v. Ví dụ, khi biết bạn biết tiếng Nhật, người Nhật thường rất hay khen bạn nói tiếng Nhật khá tốt. Đứng trước lời khen như vậy, bạn sẽ cảm thấy có đôi chút ngại ngùng và thấy lời khen đó hơi quá lời. Mặc dù tatemae có vẻ tạo cảm giác khó hiểu hoặc thậm chí nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của lối sống bề mặt, giả tạo vì đó không phải điều thật lòng mình muốn. Tuy nhiên tatemae lại có vai trò quan trọng trong việc cân bằng và thống nhất các ý kiến khác nhau. Nếu honne tập trung vào ý kiến cá nhân thì tatemae giúp người Nhật cân bằng giữa nguyện vọng cá nhân để tập trung suy nghĩ đến lợi ích của cả một tập thể. Từ đó chúng ta thấy tatemae đóng vai trò quan trọng giúp công việc hay mọi mối quan hệ trong xã hội được êm đẹp và loại trừ được các mối bất hoà.

Để thể hiện tatemae, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, đứng trên lập trường hay quan điểm của người khác và hoàn toàn kiểm soát những mong muốn trong lòng của mình, xử lý mọi việc dựa trên cái nhìn khách quan và cân nhắc đến lợi ích của tập thể

Người Việt và văn hoá honnetatemae trong công ty Nhật

Honnetatemae đã trở thành nét văn hoá ứng xử của người Nhật Bản. Nếu so sánh nhiều khía cạnh chúng ta cũng sẽ thấy văn hoá honne tatemae cũng có nét tương đồng với văn hoá ứng xử của người Việt. Ví dụ người Việt thường cũng chỉ tâm sự, bày tỏ những chuyện cá nhân của mình cho người thân hay bạn bè thân thích của mình và ít bày tỏ nguyện vọng cá nhân ra ngoài. Ngoài ra khi bày tỏ một vấn đề người Việt cũng ít nói thẳng vì sợ thiếu tế nhị mà sẽ thường nói giảm, nói tránh để đối phương dễ dàng tiếp nhận ý kiến của mình.

Bên cạnh đó honne tatemae còn một nét văn hoá ứng xử có nét tương đồng là uchi – soto. Uchi, bên trong, và soto, bên ngoài, cũng chỉ cách phân biệt những mối quan hệ thân sơ từ đó quy định cách ứng xử phù hợp. Ví dụ các nhân viên bên trong cùng một phòng ban sẽ dễ bộc bạch quan điểm của mình về công việc hay kể cho nhau nghe chuyện cá nhân hơn. Còn với cấp trên họ có thể đặt trong mối quan hệ soto để giữ lịch sự cũng như khoảng cách cần thiết với sếp của mình. Người Nhật thường nói 空気を読む (kuki o yomu), nghĩa là đọc không khí, tức nói đến khả năng quan sát bầu không khí xung quanh để nắm được tình hình hiện tại từ đó phán đoán phần nào suy nghĩ hay hành động của đối phương (cấp trên hay khách hàng), từ đó có sự điều chỉnh suy nghĩ của mình để có được lời nói và hành động một cách khôn ngoan và hợp lý nhất. Muốn làm tốt được điều này bạn cần dành thời gian quan sát, thường xuyên lắng nghe và không vội vàng bộc lộ hành động ra bên ngoài. Bạn không thể thay đổi cách biểu hiện thái độ dựa trên văn hoá honnetatemae của người Nhật trong công việc được. Thay vì cố gắng suy nghĩ thay đổi người khác, cách tích cực là có thể thay đổi suy nghĩ của mình. Thay vì nghĩ người Nhật không thành thật với cảm xúc của mình, bạn hãy suy nghĩ đến điểm tốt của họ như sự tận tâm, cần mẫn trong công việc. Việc người Nhật giấu cảm xúc thật và thể hiện ngược lại cho thấy họ có sự hi sinh và cân nhắc đến sự được mất của cả một tập thể. Nếu suy nghĩ tích cực, bạn sẽ đồng cảm và hiểu thêm những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Nhật. Aizuchi (相づち) là những cụm từ, câu biểu đạt cảm xúc khi lắng nghe người khác nói, thường được dùng để bày tỏ phản ứng với những gì người nói đang nói và đảm bảo rằng bạn thực sự đang lắng nghe. Nắm chắc về aizuchi sẽ giúp bạn hiểu thêm về tatemae khi để ý đến ngữ điệu của đối phương. Chính những cụm từ ngắn như vậy à, thế á, thật sao, ra vậy, vâng lại là chìa khoá tuyệt vời giúp bạn hiểu hơn về văn hoá honnetatemae.

Mọi thứ đều cần có thời gian trau dồi và phát triển. Việc làm quen với văn hoá honnetatemae cũng cần bạn nỗ lực dành thời gian, quyết tâm để quan sát, lý giải, học tập và làm theo. Hãy tận dụng thời gian để đọc thêm các tài liệu hay sách báo viết về văn hoá làm việc trong môi trường Nhật Bản, bạn sẽ thêm hành trang để tự tin khi đi làm. Ngoài ra nỗ lực giữ sự hoà thuận cũng như khả năng quan sát sẽ giúp bạn làm chủ được các tình huống, giúp cho công việc làm việc của bạn trở nên thuận lợi và có nhiều niềm vui hơn.

Tổng kết

Honnetatemae là nét văn hoá lâu đời và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành động của người Nhật trong đời sống cũng như công việc. Bạn sẽ không bối rối hay cảm thấy không tốt nếu bạn có cái nhìn cân bằng về nét văn hoá này của người Nhật. Xét trên lợi ích của cả một cộng đồng, văn hoá honnetatemae đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì mối quan hệ hoà thuật cùng hướng tới sự phát triển chung của công ty. Ngoài ra tatemae còn thể hiện được sự lịch sự, tôn trọng người nghe.

Còn nhiều bài viết khác trên chuyên mục Kinh doanh của WAppuri, bạn hãy đón đọc để trang bị thêm kiến thức, kĩ năng làm việc trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản nhé.