Sử dụng đúng những cách nói dễ nhầm lẫn trong tiếng Nhật:「いたします」và「致します」,「ください」và「下さい」,「いただく」và「頂く」

Có rất nhiều cách diễn đạt khó hiểu và những từ tương tự nhau trong tiếng Nhật. Trong một số trường hợp, các cách diễn đạt được cho là có cùng ý nghĩa trong ngôn ngữ nói lại được phân biệt trong ngôn ngữ viết. Trong bài viết này, hãy cùng phân tích những cặp từ ngữ đặc biệt dễ mắc lỗi:「いたします」và「致します」, 「ください」và「下さい」, 「いただく」và「頂く」nhé.

Đều phát âm là「いたします」

Cụm từ 「いたします」thường được sử dụng trong kinh doanh. Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp nó trong câu「よろしくお願いいたします」(Xin hãy chiếu cố). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nó được viết là「よろしくお願い致します」.

Trong kinh doanh,「いたします」là một động từ bổ trợ

「いたす」là khiêm nhường ngữ của động từ 「する」. Khiêm nhường ngữ là những từ mang ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng đối phương bằng cách hạ thấp bản thân mình xuống.

Trong trường hợp của「お願いいたします」, nó là một dạng liên hợp của động từ 「願う」+ khiêm nhường ngữ 「いたす」của「する」cộng với thể lịch sự「ます」. So với「お願いします」, nó được dùng trong trường hợp cần thể hiện sự tôn kính.

Khi bạn tra cứu từ 「致す」trong từ điển, câu「お願いします」được giải thích như sau.

いた・す【致す】 (Động từ bổ trợ) Nó được gắn vào dạng liên dụng của động từ và thêm「お」 vào phía trước, hoặc gốc của động từ bắt đầu bằng kanji và thêm「御 (ご) 」vào phía trước. Thể khiêm tốn và lịch sự của động từ bổ trợ「する」. Nó thường được sử dụng ở dạng 「いたします」.「お静かにお願い―・します」(Xin hãy giữ im lặng) hay「御一緒―・しましょう」(Hãy làm cùng nhau).

Nguồn: Digital Daijisen (Shogakukan)

Nói cách khác, nó trở thành “お+願い (dạng liên động từ của「願う」) + いたします", và khía cạnh chức năng làm động từ bổ trợ quan trọng hơn trong câu này.

Ngoài ra, về nguyên tắc, động từ bổ trợ được ưu tiên viết bằng hiragana trong các văn bản chính thống như văn bản hành chính. Các tài liệu kinh doanh cũng tương tự, hiragana được ưu tiên dùng để viết các động từ bổ trợ.

Viết bằng hiragana là một cách để không bị nhầm lẫn với nghĩa gốc của「致す」 (gây ra, mang lại). Ngoài ra cũng là để tránh nhầm lẫn nếu động từ phụ được viết bằng chữ kanji.

Ngoài ra cũng là để tránh nhầm lẫn nếu động từ phụ được viết bằng chữ kanji.

Một số trang web cho rằng nếu bạn viết「致します」bằng kanji, nó sẽ mang nghĩa là một động từ thay vì động từ bổ trợ, nhưng thực chất viết bằng hiragana hay kanji thì ý nghĩa cũng không thay đổi. Từ「致す」có nhiều nghĩa khác nhau và cần hiểu rằng việc dùng hiragana sẽ dễ đọc hơn.

Một số trang web cho rằng nếu bạn viết「致します」bằng kanji, nó sẽ mang nghĩa là một động từ thay vì động từ bổ trợ, nhưng thực chất viết bằng hiragana hay kanji thì ý nghĩa cũng không thay đổi. Từ「致す」có nhiều nghĩa khác nhau và cần hiểu rằng việc dùng hiragana sẽ dễ đọc hơn.

Một ví dụ về việc một từ có hai nghĩa: 行ってみる → dạng liên dụng của 行く + みる (động từ bổ trợ được thêm vào sau dạng liên dụng của động từ cộng「て」)

Nếu viết 「みる」 là 「見る」, bạn có thể nghĩ rằng nó có nghĩa là bạn đã đi và nhìn thấy (một cái gì đó).

Trong trường hợp「ください」và「下さい」

Cũng tương tự, 「ください」vừa có thể sử dụng làm động từ, vừa có thể là động từ bổ trợ.

Một bên là tôn kính ngữ của động từ「くれ」. Sử dụng nó khi bạn muốn hoặc yêu cầu điều gì đó.

Ví dụ:「手紙を下さい」(Hãy đưa tôi lá thư),「お茶を下さい」(Hãy cho tôi trà)

Trong trường hợp này, nhìn chung thường sử dụng chữ kanji.

Mặt khác, nó còn mang ý nghĩa của một động từ bổ trợ. Từ điển giải thích như sau.

ください【下さい】

(Động từ bổ trợ) Thêm vào phía sau dạng liên dụng của động từ sau 「お」, động từ bắt đầu bằng kanji sau「ご(御)」và dạng liên hợp của động từ với liên từ 「て」để diễn đạt yêu cầu, khẩn cầu đến đối phương.

Nguồn: Digital Daijisen (Shogakukan)

Ví dụ:「どうぞお飲みください」(Xin mời bạn uống),「お体にお気を付けください」(Hãy giữ gìn sức khỏe)

Trường hợp này cũng sử dụng hiragana với chức năng một động từ bổ trợ, đặc biệt là đối với các văn bản chính thống.

Còn「いただく」và「頂く」thì sao?

Cuối cùng là trường hợp của động từ「いただく」.「いただく」có rất nhiều ý nghĩa.

「頂く」là khiêm nhường ngữ của động từ 「食う」「飲む」「もらう」. Cũng có trường hợp chữ「戴く」- không nằm trong bảng kanji thông dụng (Jouyou Kanji), được sử dụng.

Ví dụ:「食事はもう十分に頂きました」(Tôi đã ăn no rồi): khiêm nhường ngữ của「食う」
「ありがたい言葉を頂きました」(Tôi đã được nhận những lời nói tốt đẹp): khiêm nhường ngữ của「もらう」

Hiragana được sử dụng cho trường hợp động từ bổ trợ, nhưng nó cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong từ điển, nó được giải nghĩa như sau.

頂く(いただく)

A. (Đối với dạng liên dụng của động từ có thêm trợ từ nối「て」) Thể hiện sự sẵn lòng tiếp nhận ý tốt từ người khác của người nói hoặc người tiếp nhận hành động.

B. (Dạng liên dụng của động từ sau 「お」, động từ bắt đầu bằng kanji sau 「ご(御)」) Tương tự như mục A. 「これから先生にお話し―・きます」(Bây giờ tôi sẽ trao đổi với thầy giáo),「お読み―・きたい」(Tôi muốn được đọc),「御心配―・きまして」(… đã lo lắng cho tôi),「御審議―・きたい」(Tôi mong muốn được xem xét)

C.(Dạng liên hợp của trợ động từ sai khiến「せる」「させる」với động từ dạng phủ định chưa hoàn chỉnh) Thể hiện ý định muốn người khác cho phép mình thực hiện một hành động nào đó. Khiêm nhường ngữ của「させてもらう」.「あとで読ませて―・きます」(Lát nữa xin hãy cho tôi đọc),「本日は休業させて―・きます」(Xin hãy cho tôi nghỉ hôm nay)

Nguồn: Digital Daijisen (Shogakukan)

Để tránh nhầm lẫn với động từ, sử dụng hiragana khi mang nghĩa là động từ phụ trợ.

Ví dụ:「ご出席いただきまして、誠にありがとうございます」(Rất cảm ơn vì đã tham dự)
「ご覧いただけましたか」(Bạn đã thấy chưa?)

Hãy sử dụng hiragana khi nó là động từ bổ trợ.

Thật khó để thành thạo tiếng Nhật, vốn đa nghĩa ngay cả với cùng một từ và cùng một âm.

Các động từ bổ trợ được sử dụng kết hợp với các động từ khác và được sử dụng sau「て(で)」, chẳng hạn như「~ていただく」. Trong các văn bản chính thống và kinh doanh, các động từ bổ trợ về cơ bản được viết bằng hiragana.

Các từ「いたします」và「致します」,「ください」và「下さい」,「いただく」và「頂く」được giới thiệu lần này là những từ thường được sử dụng trong kinh doanh. Nó cũng được cố định ở một mức độ nào đó, vì vậy bạn nên học thuộc và ghi nhớ các ví dụ và cách sử dụng chúng.