Điểm danh những hành vi quấy rối nơi công sở!

Luật phòng chống lạm dụng quyền lực (Luật khuyến khích tổng hợp chính sách Lao động sửa đổi) đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020. Theo luật này, chủ doanh nghiệp cần có biện pháp (biện pháp quản lý công việc) ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực để quấy rối hay bạo hành. Việc lạm dụng quyền lực này đã trở thành một vấn nạn cần giải quyết, không chỉ đối với nhân viên đang làm tại công ty mà còn tại toàn bộ cơ quan và chỗ làm. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận lại chi tiết hơn về việc quấy rối, bao gồm cả sự lạm dụng quyền lực qua bài viết kỳ này nhé!

Hành vi thế nào gọi là quấy rối?

Quấy rối ở đây nghĩa là làm người khác khó chịu hoặc có hành vi bắt nạt ai đó. Ngay cả khi không cố ý, thì hành vi hay lời nói của bạn đối với người khác nếu gây ra sự phản cảm, hoặc tổn thương đến nhân phẩm danh dự của họ thì đều được coi là quấy rối. Sau đây là 3 loại quấy rối đặc biệt trở thành vấn nạn tại công sở:

1. Quấy rối tình dục

Là hành vi hoặc lời nói mang tính quấy rối của người quấy rối (người làm hành động quấy rối) dù không cố ý, đã khiến cho đối phương (nạn nhân) cảm thấy không thoải mái hoặc tổn thương tinh thần. Phổ biến nhất là nạn nam giới quấy rối nữ giới, nhưng có khi cũng có trường hợp nữ quấy rối nam, và cả cùng giới nữa.

Ví dụ:

  • Hành vi hỏi những chuyện về tình dục, hay lan truyền các lời đồn về tình dục.
  • Nói chuyện về kinh nghiệm tình dục bản thân, hay các phát ngôn về các đặc điểm bộ phận cơ thể v.v…
  • Hành vi ép buộc quan hệ tình dục hoặc đụng chạm thân thể không cần thiết.

2. Lạm dụng quyền lực

Bao gồm những loại quấy rối, bạo hành khác trong phạm vi rộng, dù là hành động nào nhưng lý do thực hiện lại là vì có vị trí cao hơn người kia thì đấy chính là lạm dụng quyền lực. Có những trường hợp can thiệp vào môi trường làm việc, vượt quá sự cần thiết trong công việc.

Ví dụ:

  • Mắng chửi không cần thiết trước mặt nhiều người.
  • Không hướng dẫn chỉ đạo cụ thể cho một nhân viên bất kỳ vì cảm tính cá nhân của sếp.

3. Bạo hành thai sản

Nói đến việc một người bị quấy rối chỉ vì họ được hưởng chế độ dành cho người đang mang thai/sinh con, người phải chăm sóc con nhỏ hoặc chăm sóc người nhà v.v…

Gần đây cũng có báo cáo về việc các nhân viên nam cũng bị đối xử bất công về việc họ được hưởng chế độ nghỉ chăm con nhỏ.

Ví dụ

  • Các hành vi đối xử bất công như là giảm lương, giáng chức, đình chỉ công tác, sa thải do mang thai hay sinh con…
  • Áp đặt các quan niệm như là “Phụ nữ có con thì nên ở nhà luôn"
  • Bị những người đồng nghiệp cùng giới chưa kết hôn nói những lời khó nghe như là “Có bầu nên được nghỉ, sướng quá ha!"
Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
https://www.mhlw.go.jp/content/11909500/000366276.pdf

Những vấn đề bị quấy rối, bạo hành tại nơi làm việc

Vấn đề quấy rối, bạo hành nơi làm việc sẽ phản ánh được tính ưu thế của một người trong mối quan hệ giữa người với người, hay cả về vị trí trong môi trường công sở nữa. Ví dụ, nếu sếp yêu cầu bạn quan hệ tình dục, bạn từ chối thì sẽ gặp nhiều bất lợi.

Tại những môi trường công sở nào mà nghèo nàn về giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau, hay điển hình là giữa cấp trên và cấp dưới, thì vấn nạn quấy rối, bạo hành lại rất dễ xảy ra. Ngoài ra, điều này làm giảm cơ hội cho họ quan tâm lẫn nhau và thấu hiểu cho vị trí của người khác.

Thêm vào đó, người quấy rối, bạo hành thật ra cũng chưa chắc đã có ác ý.

Bên cạnh đó, việc quấy rối, bạo hành cũng rất dễ xảy ra ở các công sở có nhiều nhân viên với các loại công việc khác nhau. Điều này là do mỗi người có quan điểm, vị trí và lập trường, đối với công việc khác nhau, nên khó hiểu được nhau.

Quan trọng là hãy đặt mình vào vị trí người khác

Với việc ban hành luật phòng chống lạm dụng quyền lực, các doanh nghiệp (tập đoàn) phải chủ động, bao gồm cả đào tạo, tạo cơ hội để làm mới nhận thức của mọi người về vấn đề quấy rối, bạo hành.

Nếu mỗi ngày đều giao tiếp gần gũi thì sẽ khó nảy sinh hiểu lầm hơn, và cũng dễ dàng nhận ra được những quan điểm khác nhau của mỗi người.

Chúng ta không nên áp đặt hiểu biết của bản thân cho những người khác. Nếu bạn ở vị trí chỉ đạo thì nên làm việc cẩn trọng và lịch sự.

Ngoài ra, người có chức vụ thấp hơn trong công ty sẽ thường bị quấy rối, bạo hành hơn. Để giải quyết vấn đề này thì không chỉ là nỗ lực của 1 cá nhân, mà là cần có hệ thống giải quyết, bao gồm việc tạo ra một môi trường để mọi người đều có thể thoải mái giãi bày.

Nếu làm việc tốt với nhau thì sẽ tăng năng suất lao động hơn. Chắc chắn nếu vượt qua được vấn đề này, tinh thần làm việc sẽ tăng cao, mang lại lợi ích cho cả nơi làm việc và chính bản thân doanh nghiệp.