Nghề tay trái đang lan rộng? Cách thức làm việc của người Nhật trong tương lai

Nghề tay trái là việc nhân viên công ty kiếm thêm thu nhập từ công việc khác ngoài công việc chính. Không chỉ đối với công chức, có không ít các công ty ban hành nội quy lao động nghiêm cấm việc làm thêm nghề tay trái đối với nhân viên văn phòng nói chung.

Tuy nhiên, theo Luật liên quan đến cải cách hình thức làm việc được ban hành vào năm 2018, cơ hội để các hình thức làm việc khác nhau được công nhận đang dần gia tăng. Bên cạnh đó, cú sốc Corona đang thúc đẩy tiến trình dỡ bỏ lệnh cấm đối với nghề tay trái, và ngày càng nhận được nhiều sự chú ý.

Nhân sự kiện khẩn cấp chưa hề có tiền lệ lần này, liệu cách thức làm việc của người Nhật có thay đổi?

Những lợi thế và bất lợi của nghề tay trái là gì?

Do ảnh hưởng từ sự lây lan của Corona virus, nhiều công ty đã đề xuất làm việc tại nhà hoặc rút ngắn thời gian làm việc. Nghề tay trái vốn dĩ đã nhận được nhiều sự quan tâm, thêm vào đó, một số người lo lắng về nền kinh tế Nhật Bản và thế giới cũng bắt đầu xem xét các việc làm thêm với mục đích sử dụng hiệu quả hơn thời gian trống của mình.

Đây có vẻ là một cách hợp lý để kiếm thêm thu nhập, bằng cách dành thời gian rảnh rỗi của công việc chính cho việc làm thêm. Ngoài ra, việc làm thêm còn có những lợi thế như sau:

1. Có thể kiếm thêm thu nhập

2. Có thể nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm từ việc khác bên cạnh công việc chính
(và cả hiệu quả tương trợ như sử dụng các kỹ năng đạt được từ việc tay trái cho công việc chính)

3. Có thể kết nối với các bước tiến trong tương lai (chuyển việc, khởi nghiệp, v.v…) theo cách ít rủi ro hơn

Tuy nhiên, nghề tay trái cũng có một số nhược điểm cần được xem xét.

1. Nguy cơ kéo dài thời gian làm việc
Vì làm thêm việc khác ngoài công việc chính, tổng số giờ làm việc có thể sẽ kéo dài hơn.

2. Có thể ảnh hưởng xấu đến công việc chính
Một số công ty ghi rõ trong nội quy lao động về nghĩa vụ cống hiến trong công việc như sau: “Trong giờ làm việc, nhân viên có nghĩa vụ cống hiến hết mình cho công việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của người sử dụng lao động". Nếu nỗ lực quá nhiều cho việc tay trái và bỏ bê công việc chính, bạn có thể sẽ bị đánh giá là vi phạm các quy định làm việc.

3. Không áp dụng bảo hiểm thất nghiệp, v.v…
Đối với việc làm thêm ngắn hạn sẽ không có bảo hiểm thất nghiệp, và cũng có những trường hợp xảy ra tai nạn hoặc bị thương trong khi làm việc nhưng không được bảo hiểm đầy đủ.

Những điểm cần lưu ý khi xem xét một công việc tay trái

Đầu tiên, với công việc chính, hãy kiểm tra nội quy lao động tại nơi làm việc. Nếu công ty có những hạn chế khắt khe đối với công việc tay trái, bạn sẽ có thể bị phạt. Ngoài ra, ngay cả khi được cho phép thì cũng có nhiều công ty cấm việc làm thêm trong cùng ngành, hoặc quy định các điều khoản bảo mật. Nên trước tiên, bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng các quy định nhé!

Thay đổi trong phong cách làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, vì vậy mà có được sự đồng thuận từ gia đình cũng rất quan trọng!

Khi thu nhập tăng, việc quản lý thuế cũng trở nên cần thiết, và trong một số trường hợp sẽ phải kê khai thuế. Cũng cần phải trao đổi cẩn thận với nơi làm thêm về hợp đồng, bao gồm cả hình thức kinh doanh.

Những nghề tay trái nào đang được ưa chuộng?

Bạn có biết những nghề tay trái nào phổ biến nhất hiện nay không? Tôi sẽ giới thiệu đơn giản vài nghề cho các bạn đây!

  • Đăng ký cho các trang web tích điểm và quản lý khảo sát
  • Bán đồ dùng cá nhân trên các trang web đấu giá và các ứng dụng chợ trời
  • Làm bán thời gian vào ngày nghỉ, làm chủ sở hữu nhượng quyền, chủ đại lý hoặc vận hành một trang web liên kết tại nhà
  • Sử dụng các trang web crowdsourcing, đảm nhận các công việc sáng tạo, nhập liệu, v.v…

Ngoài ra, các hình thức như bán sản phẩm được làm theo sở thích, stream video, đầu tư bất động sản, đầu tư vốn, v.v.. cũng được xếp vào nghề tay trái.

Điểm hấp dẫn của các nghề tay trái là nó mở ra các khả năng và dẫn đến những thách thức mới, nên cũng rất đáng được cân nhắc như một cách để sử dụng “thời gian ở nhà".

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét các nhược điểm và tránh bỏ bê công việc chính, vì đó cũng là nghĩa vụ của một thành viên trong xã hội đấy!