Suy xét và chuẩn bị kỹ điều gì trước khi muốn thay đổi công việc mới? (3)

Khi có quyết định chuyển việc, bạn hãy chuyển sang bước hành động tiếp theo như là chuẩn bị sơ yếu lý lịch, kinh nghiệm công việc, cũng như tiến hành tìm hiểu các công ty và chuẩn bị các câu trả lời cho phỏng vấn.

Nhưng khi bắt đầu thực hiện lại sẽ có không ít trường hợp gặp trở ngại như “Không thể tìm thấy công ty muốn ứng tuyển", hay là “Không có công việc như thế này".

Qua phần 3 này, thì tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những điều thực tế sẽ gặp lúc ứng tuyển công việc mới nhé!

Suy nghĩ gì khi “Không có công việc tôi muốn"?

Mặc dù bạn bắt đầu tìm việc với mong muốn cải thiện kỹ năng của mình, nhưng có thể có trường hợp không có công ty hoặc công việc nào “đúng như ý mình" ngay từ đầu. Bạn cần suy nghĩ lại lý do bạn chuyển việc và những ưu tiên hàng đầu của bạn trong công việc.

Có nhiều khía cạnh khác nhau để đánh giá một công ty như là nội dung công việc, các đãi ngộ như lương, phúc lợi… Bởi vì bạn đang thay đổi công việc, nên sẽ đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn để hướng đến cũng là hợp lý.

Tuy nhiên, rất khó để tìm được một công ty đạt 100 điểm với toàn bộ các yêu cầu đó của bạn. Nếu chỉ đề cao lý tưởng, mà không xác định các điều kiện ưu tiên thì sẽ chỉ mang đến cho bạn sự do dự trong việc thực hiện mà thôi.

Trước hết, hãy bắt đầu xem xét các đặc trưng và sự hấp dẫn của công ty, và cố gắng tìm những điểm chung với các yêu cầu mà mình cho là quan trọng trong công việc sắp tới.

Xác định những điều kiện ưu tiên nào?

Một số điểm ví dụ để đánh giá công ty như sau:

1. Nội dung công việc (ngành nghề và đặc trưng sản phẩm)

Nếu bạn chuyển sang công ty khác cùng ngành thì tình hình sẽ rõ ràng hơn. Thế nhưng sẽ lại là một thách thức nếu bạn chuyển sang 1 ngành khác, sẽ rất khó để bạn hình dung được 1 cách cụ thể về nội dung của công việc sắp tới đó.

Một là mục tiêu hướng tới doanh nghiệp (B2B), hay là hướng tới khách hàng (B2C), hai là nếu chọn ngành kinh doanh, sẽ có sự khác biệt giữa hình thức kinh doanh có lộ trình sẵn với phát triển kinh doanh mới. Để có hình dung rõ ràng, bạn cần nghiên cứu chi tiết hơn về vị trí của công ty trong ngành và sự cạnh tranh của nó.

2. Văn hóa doanh nghiệp (môi trường giữa người quản lý, cấp trên với nhân viên)

Bạn nên nhìn vào độ tuổi của nhân viên. Nếu không tuyển nhiều sinh viên mới ra trường, hoặc không chênh lệch tuổi tác quá nhiều như chỉ toàn người trẻ và người lâu năm, và đa phần nhân viên rơi vào tuổi 30-40 tuổi thì tỉ lệ doanh thu có thể sẽ cao.

Bạn có thể kiểm tra mức độ môi trường làm việc trên các trang web chính thức, nhưng để quan sát tình hình chỗ làm tốt nhất vẫn là thông qua cuộc phỏng vấn.

3. Khía cạnh phúc lợi

Để phán đoán xem môi trường làm việc có tốt và bạn có thể làm lâu dài hay không, thì nên kiểm tra nơi làm việc, phong cách công ty, hệ thống giáo dục, hệ thống đánh giá, thời gian nghỉ lễ, nghỉ phép, và lương bổng.

4. Tầm nhìn và lý tưởng công ty

Ngoài những phương châm cụ thể được đăng trên trang chủ công ty, thì cũng có những bài báo giấy hoặc web cho thấy quan điểm của người chủ công ty.

5. Tiềm năng tương lai (thành tích doanh nghiệp)

Kiểm tra các báo cáo kiểm toán (báo cáo tài chính) để xác định tình hình tài chính. Đối với các công ty niêm yết trên sàn, thì các bạn có thể kiểm tra trên “thông tin IR" trên trang chủ, hoặc “EDINET" hệ thống công khai điện tử của Cơ Quan Dịch Vụ Tài chính. Nếu là công ty chưa lên sàn, thì hãy tham khảo tạp chí Shikiho (四季報, tạm dịch: tạp chí “Báo cáo 4 mùa").

Những công ty có tiềm năng tương lai cũng là môi trường cho bạn dễ dàng đón nhận những thử thách mới. Biết về thành tích của công ty mới cũng như sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh cũng một tiêu chuẩn để xác định việc chuyển việc.

Tốt nhất bạn nên đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn

Thông tin tuyển dụng chỉ là một trường hợp mẫu mà thôi. Cụ thể lương bổng và các phúc lợi sẽ thay đổi rất nhiều tùy vào tiềm năng, tuổi tác và kinh nghiệm của người chuyển việc. Nếu phỏng vấn được đánh giá cao thì bạn có thể nhận được đề nghị tốt hơn nhiều so với nội dung ban đầu.

Không thể đánh giá công ty đó chỉ qua thông tin tuyển dụng. Dù tốt hay xấu, hoặc không như mong đợi như thế nào thì tốt nhất vẫn là bạn thực sự đến tham quan và quan sát công ty. Thế nên, điều đầu tiên tôi khuyên bạn là hãy xác định được mục tiêu chính của bản thân, sau đó hãy nắm lấy cơ hội tham gia phỏng vấn với công ty bạn ứng tuyển.