Giúp con trẻ rèn luyện tính nhẫn nại bằng cách “tiếp nhận” và “đề nghị”!
Trẻ thiếu kiên nhẫn có phải là điều bất thường hay không?
– Con ăn sữa chua nha?
– Không ăn.
– Con nói “Cho con xin” đi nào.
– (Giọng ngọng nghịu) Không chịu! Muốn ăn sữa chua thôi!
Khi con bạn lên 2 tuổi, những đoạn đối thoại trời ơi đất hỡi như trên sẽ không hiếm đâu. Nhóc con nhà bạn sẽ bước vào giai đoạn phản kháng, nói gì cũng “Không”, “Không” và “Không”. Thằng nhóc nhà tôi cũng đã làm tôi lao đao đấy.
Tôi có bằng đại học sư phạm và từ hồi thiếu niên tôi cũng đã có cơ hội tìm hiểu về sự phát triển và học hỏi của trẻ em. Đến khi mang thai và sinh con, tôi lại tìm đọc nhiều đầu sách về nuôi dạy con cái. Nhờ thế tôi biết rằng việc trẻ em nói năng bướng bỉnh không kiên nhẫn là điều tự nhiên. Những điều này chỉ là minh chứng cho việc bản ngã của trẻ đã phát triển.
Thế nhưng hiểu biết là một chuyện, bước chân vào công cuộc nuôi dạy con cái rồi tôi mới thâm thía cái cảm giác phải luôn gào thét trong lòng “Trời ơi, hết chịu nổi rồi! Sao mà con nít khó bảo thế này.
Con tôi giờ đã lên 9 và cậu chàng đã dần dần hiểu về mối quan hệ nhân quả, chẳng hạn như “nếu làm bài tập trước thì sau đó có thể chơi thoải mái”, hay “nếu ăn quá nhiều đồ ăn vặt thì sẽ không thể ăn tối”. Vì vậy mà cậu chàng có thể tự kìm hãm được những mong muốn tức thời.
Vì vậy, các ông bố bà mẹ thân mến. Nếu bạn đang khổ tâm không biết tại sao con mình lại tự tiện hay thiếu kiên nhẫn đến thế thì hãy cứ yên tâm đi nhé! Cực thì chỉ cực lúc này thôi. Quay đi ngoảnh lại con bạn sẽ nhanh chóng trở thành người hiểu chuyện và nắm rõ bản chất của xã hội thôi.
Dù vậy, tôi cũng sẽ chia sẻ những bí quyết của mình để bạn yên tâm hơn và tận hưởng thời gian bên con cái.
Tiếp nhận cảm xúc của trẻ và đưa ra phương án tích cực
Giả dụ khi bạn và con đang ở công viên thì con bạn liên tục mè nheo: “Con muốn chơi xích đu! Con muốn chơi ngay bây giờ cơ!”. Khi đó, bạn hãy lặp lại y lời của con “À, con muốn chơi xích đu nhỉ. Xích đu vui ha.”
Tiếp theo, hãy đưa ra giải pháp cho con. Hoặc là “Bây giờ bạn đang chơi rồi. Con xếp hàng chờ nhé!”, hoặc là “Sao con không chơi cầu trượt trước rồi mới chơi xích đu?”. Nếu như con vẫn muốn chơi xích đu thì hãy rút ngắn thời gian chờ đợi bằng cách nói với đứa trẻ đang chơi xích đu là “Bé của cô muốn chơi nên khi nào con chơi xong thì hãy nói với cô nhé!”. Hoặc là để con chờ đợi một cách vui “Cùng hát trong lúc chờ đợi nào!”, hoặc là cứ vui vẻ chờ đợi. Bạn hãy quan sát biểu cảm của trẻ và dặn trẻ phải nói cảm ơn với đứa bé đã nhường xích đu lại cho bé, và nói với bé rằng “Con được nhường xích đu rồi nè, thích qua ha. Lát nữa có bạn muốn chơi thì con cũng nhường lại cho bạn nha!”.
Dĩ nhiên là mọi chuyện sẽ không thay đổi chỉ trong lần một lần hai. Nhưng “mưa dầm thấm lâu”, nếu trăm lần như một, lần nào bạn cũng tiếp nhận tâm tư của trẻ bằng cách nói “Mẹ hiểu ý con rồi” và hướng bé đến những cách làm có tính xây dựng hơn để đạt được đều bé muốn thì một ngày nào đó con bạn sẽ trở thành một đứa trẻ nhẫn nại và biết kiềm chế bản thân.
Lời kết
Từ chối thẳng thừng “Mẹ nói không là không!” thì dễ quá rồi. Nhưng cứ như thế thì khi phải ối mặt với muôn vàn quy tắt khi đi học thì con bạn sẽ luôn đòi hỏi mọi người đưa ra lý do cho các hành động và phán đoán “Tại sao con phải làm thế này?”, “Tại sao con không được làm thế kia?”. Sự quan tâm của cha mẹ chính là chìa khóa để nuôi dưỡng những đứa trẻ biết suy nghĩ đến tình huống xung quanh và hệ quả chứ không chỉ biểu hiện cảm xúc bản thân một cách bốc đồng.