Đặc trưng mùa hè Nhật Bản – Những quang cảnh và món đồ quen thuộc vào ngày hè!
Chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn nhiều điều khiến ta liên tưởng đến mùa Hạ Nhật Bản rồi, nhưng còn những điều khác nữa mà không hề liên quan đến đồ ăn, động vật hay sự kiện. Ở lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về phong cảnh mùa Hạ.
Nhập đạo vân
Đầu tiên tôi xin giới thiệu về “Nhập đạo vân". Tên chính thức là “Tích loạn vân" (mây vũ tích) nhưng vì đến chính Hạ thì các đám mây càng tích cao lên và có hình dạng như “thầy tu bạch tuộc" nên được gọi là “Nhập đạo vân" (hay “mây thầy tu"). Thầy tu bạch tuộc là một yêu quái xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại của Nhật Bản. Để biết rõ hơn, xin mời các bạn xem ở trang này.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Nhập đạo vân xuất hiện nhưng trường hợp xảy ra nhiều là do sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trên mặt đất và không khí, đây là nguyên nhân tạo ra luồng khí mạnh. Vào mùa Hè, ánh sáng mặt trời chiếu mạnh, nhiệt độ mặt đất và mặt nước tăng nhanh, tạo ra sự chênh lệch lớn về nhiệt với không khí. Đây là lí do khiến Nhập đạo vân thường xuất hiện vào chính Hạ.
Mưa rào buổi chiều tà
Cứ hễ xuất hiện Nhập đạo vân thì chiều đến thường sẽ có mưa. Nó được gọi là mưa rào buổi chiều tà. Vì cơn mưa này thường rơi vào những buổi chiều của ngày nắng mùa Hạ nên được xem là phong cảnh đặc trưng của mùa này. Tuy nói như vậy nhưng gần đây, do sự biến đổi khí tượng mà cơn mưa rào này thường xuất hiện vào tháng 5 và 6. Thêm vào đó, nếu nói về cơn mưa buổi chiều tà ngày xưa thì thường chỉ rơi vài chục phút, giúp giảm bớt cái nóng của mùa Hè nhưng gần đây còn có cả những cơn mưa rào lớn nữa. Đôi lúc nó còn kèm theo các hiện tượng tự nhiên như sấm chớp và mưa đá nên được gọi là mưa lớn diện nhỏ – “Geria Gou". Cứ đà này, những cơn mưa rào buổi chiều tà sẽ làm mất đi cái gọi là sự thanh lịch của phong cảnh mùa Hạ nhỉ.
Nhang đuổi muỗi
Một loại thuốc trừ sâu truyền thống của Nhật Bản mà trên thanh nhang có tẩm thành phần thuốc trừ sâu. Nó cực kì hiệu quả để xua đuổi muỗi xuất hiện nhiều vào mùa Hè. Thường thì nhang có màu xanh và dạng xoắn ốc, nếu đốt một lần thì có thể cháy liên tục trong 6 đến 7 tiếng đồng hồ. Ngày xưa, mọi nhà trên đất nước Nhật Bản đều có nhang đuổi muỗi, ai cũng công nhận nó là một hình ảnh của mùa Hạ, thế nhưng gần đây đã lưu hành những thiết bị điện đuổi muỗi không đốt không khói, hay bình xịt chống muỗi không cần dùng điện nhưng vẫn có thể sử dụng hàng giờ. Nhưng vẫn như thường lệ, với những người thích sử dụng nhang đuổi muỗi, khi họ xa quê hương và đôi lúc bắt gặp nó họ lại có thể cảm nhân được rất rõ mùa Hạ ngày ấy của Nhật Bản.
Chuông gió
Chuông gió là loại chuông nhỏ làm bằng kim loại hoặc thuỷ tinh được treo dưới mái hiên nhà vào mùa Hè. Khi gió thổi nó tạo ra âm thanh “chirin chirin". Âm thanh này tuy không nói điều gì nhưng nghe vui tai và khiến ta thấy như dịu đi cái nóng mùa Hè. Chuông gió có hình thù xinh xắn và vui mắt. Mặt thuỷ tinh thường được trang trí những hình mang đậm hình ảnh mùa Hạ như hoa bìm biếc, hoa hướng dương, quả dưa hấu, ve sầu, cá vàng. Nếu có dịp đến Nhật Bản, sao bạn không thử mua một chiếc chuông gió về làm quà nhỉ?
Mũ rơm
Là một chiếc mũ được đan từ lúa mì và rơm được sấy khô, chủ yếu nó có hình dáng như ở hình trên. Vì nó thường được sử dụng vào mùa Hè khi người nông dân ra đồng, nên mũ rơm đã trở thành biểu tượng cho mùa Hè một cách đơn giản như thế. Vì được đan từ lúa mì và rơm nên chiếc mũ này rất thoáng khí, và làm thoát bớt nhiệt trong mũ nên nó rất thích hợp trong những ngày Hạ với ánh nắng gắt của Nhật Bản. Chiếc mũ này dễ bị người ta liên tưởng đến hình ảnh của một dụng cụ cho nông nghiệp nhưng cũng không hẳn thế, hiện nay những chiếc mũ rơm được thiết kế dành cho thời trang, vận động ngoài trời hay làm vườn cũng bán rất chạy. Có rất nhiều bạn trẻ phối mũ rơm cùng Yukata hay thậm chí là áo aloha để tham gia các lễ hội mùa hè và đi biển đấy.
Trang phục Yukata
Yukata là một loại trang phục truyền thống khá giống với Kimono, nhưng vì thường được sử dụng vào các dịp bắn pháo hoa hay lễ hội mùa Hè mà nó trở thành một điều tượng trưng cho mùa Hè. Nếu giải thích sự khác nhau giữa Kimono và Yukata thì sẽ rất dài, nhưng nhìn chung nó khác nhau ở các điểm: ① Kimono được làm từ lụa đắt tiền còn Yukata được làm từ loại vải giá rẻ như bông, cây tầm gai và ni lông, ② Kimono là phải mặc sau khi đã mặc lớp lót nhưng Yukata thì không cần, ③ Yukata được dệt từ vải thô nên sẽ thoáng khí hơn.
Không chỉ nữ mà còn có cả Yukata dành cho nam. Khi đi du lịch, vì có rất nhiều cửa hàng cho thuê Yukata và Kimono nên bạn hoàn toàn có thể thuê ở đó. Thêm vào đó, cũng có khá nhiều nhà trọ và một số khách sạn thay pyjama bằng Yukata. Nếu một lần đến Nhật Bản vào mùa Hạ, nhất định bạn phải thử một lần đấy nhé!
Vậy là qua bốn bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những biểu tượng của mùa Hạ Nhật Bản. Tất nhiên có rất nhiều điều khiến ta liên tưởng đến mùa Hạ, thậm chí là tuỳ thuộc vào quê hương hay nơi một người sinh sống mà nó cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu được phần nào người Nhật Bản đã suy nghĩ cũng như đã trải qua mùa hè như thế nào phải không? Một lúc nào đó, mong rằng bạn sẽ có cơ hội được thử trải nhiệm những biểu tưởng của mùa Hè tại đất nước mặt trời mọc này!