Dị ứng thực phẩm – cách nhận biết và xử lý hiệu quả
Là một giáo viên trung học, tôi quan sát thấy cứ 1 lớp học sẽ có khoảng 1 đến 3 học sinh bị dị ứng thực phẩm. Trong số đó có một trường hợp của một nữ sinh vừa tốt nghiệp cách đây không lâu khiến tôi cảm thấy khá xót xa, em ấy sẽ có những triệu chứng rất nặng nếu bị dị ứng thực phẩm.
Khi tham gia vào buổi ăn thịt nướng ngoài trời trong một buổi sự kiện của trường, em ấy đã biết trước rằng mình không thể ăn được các nguyên liệu được chuẩn bị sẵn trong sự kiện hôm đó, vì vậy mà em ấy phải một mình ăn cơm hộp tự mang theo.
Rồi khi không thể cứ thoải mái nhận lấy bánh kẹo do bạn bè xung quanh chia sẻ thì em đã nói với tôi rằng “Những lúc thấy các bạn đều có thể ăn chung một thứ thì em cảm thấy em như người ngoài cuộc vậy".
1. “Dị ứng thực phẩm" là gì?
Dị ứng thực phẩm có nghĩa là những bất thường xuất hiện trên da như nổi mề đay (nổi mẩn), ban đỏ (đỏ da) và phù (sưng) hay xuất hiện các triệu chứng như lên cơn ho hoặc hen suyễn (hô hấp khó khăn, thở khò khè), nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy mà nguyên nhân là do thực phẩm nạp vào cơ thể. Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến một triệu chứng nghiêm trọng gọi là “sốc phản vệ", gây giảm huyết áp đột ngột và mất ý thức.
“Dị ứng" (Allergie) trong tiếng Nhật còn được gọi với cái tên “Chứng quá mẫn cảm" (過敏症). Tuy nhiên, nghe như thế thì chỉ thấy được tính “mẫn cảm" (Delicate) trong khi sẽ đúng hơn khi hiểu hiện tượng này là “sự phòng thủ cao đô chống lại các kích thích từ bên ngoài". Nói cách khác, dị ứng là một trong những phản ứng miễn dịch cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách đào thải các chất được coi là chất lạ nguy hiểm cho cơ thể.
2. Những món ăn mà trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng
Các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh là các protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật như trứng, sữa, lúa mì, đậu nành và đậu phộng. Có nhiều loại thức ăn như loài giáp xác (cua và tôm), gạo, soba, kiwi, dưa, xoài, tỏi và cần tây mà bạn cần cẩn thận khi cho trẻ ăn lần đầu tiên.
3. Cẩn thận từ lần ăn đầu tiên của con
Đối với trẻ sơ sinh, có rất nhiều “thực phẩm gây dị ứng ngay lập tức". Các triệu chứng dị ứng xuất hiện trong vòng 1~2 giờ (chủ yếu trong vòng 15~30 phút) sau khi ăn các chất gây dị ứng (nguồn gây dị ứng). Do đó, khi cho trẻ ăn thử món gì đó lần đầu hãy chọn một ngày trong tuần để bạn có thể gặp bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng.
4. Tự phán đoán rất nguy hiểm – Tốt nhất nên làm gì?
Nghiên cứu về dị ứng thực phẩm ở Nhật Bản đã phổ biến trong 15 năm qua và người ta biết được rằng cứ trong 10 trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì có 1 trẻ xuất hiệu triệu chứng dị ứng. Con trai tôi cũng đã bị đỏ và nổi mẩn quanh miệng khi ăn hải sản sản sống. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi đứa trẻ lớn lên thì chúng sẽ phát triển khả năng chống lại các chất gây dị ứng và không phản ứng nữa.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu vì các cơ quan của cơ thể chưa được phát triển đầy đủ. Trên thực tế, có các trường hợp mà các triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác có thể tương tự như dị ứng, nhưng không thực sự là rối loạn dị ứng. Ngay cả bản thân tôi cũng bị tiêu chảy khi uống sữa. Nhưng đó không phải là dị ứng mà là chứng khó tiêu, khó hấp thu (chứng không dung nap đường lactose).
Như vậy, rất khó để một người nghiệp dư đánh giá liệu ai đó có bị dị ứng thực phẩm hay không. Như đã đề cập ở trên, một số triệu chứng có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Khi đó bạn sẽ được hỏi về “đặc điểm của các triệu chứng", “con ăn khi nào, ăn cái gì, đã ăn bao nhiêu", “thời gian từ khi ăn cho đến khi phát triệu chứng" và “thời gian kéo dài của các triệu chứng" nên hãy nhớ ghi chú lại nhé!