Amakusa Shiro – Vị thủ lĩnh bị đàn áp của tín đồ Thiên chúa giáo

“Thần đạo (Shinto)" – một tín ngưỡng của Nhật Bản từ xưa – thờ nhiều vị thần tự nhiên. Khoảng thế kỉ thứ VI, Phật giáo du nhập từ Trung Quốc đại lục đã kết hợp với Thần đạo trở thành một tôn giáo riêng.

Đạo Thiên chúa du nhập vào Nhật năm 1549, khi nhà truyền giáo của Hội Thiên chúa tên Francisco Xavier bắt đầu hoạt động truyền giáo tại Nhật. Người nắm quyền lúc bấy giờ là “Oda Nobunaga".

Đạo Thiên chúa ở Nhật

Oda Nobunaga yêu thích những điều mới mẻ và khác lạ, thể hiện sự quan tâm đến văn hóa phương Tây – nơi hầu như ông chưa từng tiếp xúc, và giúp đỡ việc truyền giáo của Đạo Thiên chúa.

Thế nhưng khi Oda Nobunaga qua đời, đến triều đại của “Toyotomi Hideyoshi“, Đạo Thiên chúa lại bị đàn áp. Tuy nhiên, vì giai đoạn ban đầu cần coi trọng vấn đề thương mại với phương Tây, nên việc cấm chỉ dừng lại ở “cấm truyền đạo" chứ không cấm người dân theo đạo.

Nguyên nhân cho việc kiểm soát nghiêm ngặt như vậy là bắt nguồn từ “sự kiện San Felipe" xảy ra vào năm 1596, khi một chiếc thuyền của Tây Ban Nha (mang hiệu San Felipe) bị đắm trôi dạt vào tỉnh Kochi, vùng Shikoku.

Hideyoshi đã lập tức ra lệnh giải cứu, nhưng vì Nhật Bản lúc bấy giờ có luật “Những món hàng bị trôi dạt vào bờ thuộc nơi nào sẽ trở thành tài sản sở hữu của nơi đó", nên đã tịch thu những vật phẩm trên thuyền San Felipe. Nhưng các thuyền viên đã không thể chấp nhận được hành động này, nên khó chịu buông lời ba hoa rằng “Thứ khiến Tây Ban Nha trở nên lớn mạnh như hôm nay chính là nhờ đi xâm chiếm các nước khác. Những quốc gia như Nhật Bản nhỏ bé đây thì sớm muộn cũng sẽ bị xâm chiếm ngay thôi!".

Hideyoshi đã xem những lời các thuyền viên nói là sự thật. Tuy ban đầu, lý do cấm truyền đạo là vì Thiên chúa giáo cho rằng Thần đạo cũng như Phật giáo là “tà giáo", và nhiều người Nhật chuyển sang Đạo Thiên chúa bị bán ra nước ngoài làm nô lệ.

Sợ bị Tây Ban Nha xâm chiếm, Hideyoshi đã xử tử đám thuyền viên và thắt chặt kiểm soát Đạo Thiên chúa.

Bắt đầu triều đại kế tiếp, đến thời Edo của “Tokugawa Ieyasu", hoạt động truyền bá Thiên chúa giáo được chấp nhận.

Và tới đời Iemitsu thứ 3 đã xuất hiện Amakusa Shirou.

Cuộc nổi loạn Shimabara

Amakusa Shirou sinh ra và lớn lên tại vùng đất bắc ngang qua tỉnh Nagasaki và tỉnh Kumamoto thuộc vùng Kyushu. Vì vốn dĩ vị lãnh chúa là một tín đồ của Đạo Thiên chúa nên tôn giáo này cũng rất thịnh hành ở nơi đây. Amakusa Shirou cũng tham gia Lễ rửa tội như một tín đồ Thiên chúa giáo.

Thời thơ ấu ông đã khá thông minh, có truyền thuyết rằng khi đó ông có nhiều phép lạ, và ông cũng mang trong mình quyền năng.

Thế nhưng vào năm 1614, vị lãnh chúa đã chuyển đi nơi khác. Lãnh chúa mới đẩy mạnh thu thuế đến mức đời sống của nông dân không thể phát triển, cả Thiên chúa giáo cũng bị áp bức. Khi những người nông dân không thể chịu đựng được nữa, họ mang theo vũ khí quyết chống lại, và Amakusa Shirou nổi lên như một vị chỉ huy xuất chúng. Sự kiện này xảy ra vào tháng 12 năm 1637, người ta gọi đó là “cuộc nổi loạn Shimabara".

Quân nổi loạn tuy đã thành công chiếm giữ “lâu đài Hara" – một lâu đài bị bỏ hoang, nhưng lãnh chúa đã giấu nhẹm Mạc phủ việc thu thuế quá mức mà báo cáo Mạc phủ về cuộc nổi loạn do những giáo đồ của Thiên chúa giáo gây nên. Và Mạc phủ đã tin điều đó, nên liền gửi quân đến tiếp viện.

Nhưng bên nổi loạn do Amakusa Shirou đứng đầu đã kháng cự và cố giữ thành đến tháng 1 năm sau. Vì vậy, Mạc phủ đã bao vây toàn bộ lâu đài và triển khai chiến thuật bỏ đói (cắt đứt nguồn lương thực và nước uống, khiến đối thủ tiêu hao nhân lực rồi tác chiến).

Trong lúc đó, Mạc phủ đã thực hiện nhiều cách như gửi bức thư ghi rằng “Nếu đầu hàng thì sẽ tha mạng", hay bắt mẹ và chị gái Amakusa Shirou thuyết phục ông đầu hàng, nhưng dù vậy ông cũng không bỏ cuộc mà hơn nữa còn cầm cự thêm 1 tháng.

Khi đoán rằng quân nổi loạn không thể kéo dài lâu hơn, quân đội Mạc phủ đã thực hiện cuộc tổng tiến công vào lâu đài, quân nổi loạn lúc bấy giờ đã hao hụt vì đói và thiếu đạn, nên hầu như đã tự qua đời. Toàn bộ quân nổi loạn gồm 37 ngàn người, trong đó có Amakusa Shirou, được cho rằng đã tử trận.

Các tàn tích của lâu đài Hara trở thành một bãi chiến trường, ngày nay được công nhận là di tích lịch sử. Nơi này được tu sửa lại thành công viên, và dọc đường đi là tượng Amakusa Shirou, bia mộ, cũng như đài tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc nổi loạn Shimabara.

Tên gọi Di tích lâu đài Hara (原城跡)
Trang chủ https://www.nagasaki-tabinet.com/junrei/558/
Địa chỉ Thị trấn Minamiarima, thành phố Shimabara, tỉnh Nagasaki,
Bản đồ

Cuộc nổi loạn Shimabara – Sau ngày đó

Sau khi cuộc nổi loạn bị trấn áp, một lượng thuế vượt quá quy định của lãnh chúa bị phát hiện, vị lãnh chúa bị tử hình. Bên cạnh đó, Mạc phủ Edo nhân sự việc này thắt chặt giám sát Thiên chúa giáo hơn, và ngừng giao lưu quan hệ với các nước khác (sakoku: bế quan tỏa cảng).

Vì nếu bị chỉ điểm đang theo Đạo Thiên chúa thì tín đồ đó sẽ bị tra tấn cho tới khi chịu cải đạo, nên những dân thường theo đạo Chúa đã xây dựng các nhà thờ ở sâu trong hang động, thể hiện đức tin từng chút một như một “giáo đồ ẩn mình", thờ tượng Maria và tượng Chúa giống với tượng Phật.

Đặc biệt, tỉnh Nagasaki – nơi có nhiều giáo đồ ẩn mình của Thiên chúa giáo, và cũng là nơi xảy ra cuộc nổi loạn Shimabara – đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, gọi là Di tích liên quan đến những tín đồ Thiên chúa giáo ẩn mình ở Nagasaki và vùng Amakusa.

Sau đó, 200 năm trôi qua, đến thời kỳ Minh Trị (Meiji) khoảng độ thế kỷ XIX, quá trình “hiện dại hóa" phỏng theo văn hóa phương Tây được đẩy mạnh. Ngay cả Thiên chúa giáo cũng được công nhận, Nhật Bản ngày nay đã trở thành một quốc gia tôn trọng sự tự do tín ngưỡng.

Amakusa Shirou cũng thể hiện uy quyền cho đến cả ngày nay

Câu chuyện về “Amakusa Shirou" – một giáo đồ Thiên chúa bị đàn áp, một tài năng trẻ kết thúc tuổi đời khi còn quá sớm – đến nay vẫn thu hút mọi người. Thế nhưng phần đời của ông trước cuộc nổi loạn thì không minh bạch, nên hơn cả hình ảnh thật, có vẻ sự thần bí toát ra từ Amakusa Shirou mới chính là căn nguyên giúp ông được ái mộ.

Đặc biệt, tại thành phố Kamiamakusa, tỉnh Kumamoto – nơi Amakusa Shirou đã sinh ra, cũng có bảo tàng tưởng nhớ ông.

Tên gọi Bảo tàng Amakusa Shirou (天草四郎ミュージアム)
Trang chủ https://www.t-island.jp/p/spot/detail/137
Số điện thoại 0964-56-5311
Địa chỉ 977-1 Oyanomachinaka, thành phố Kamiamakusa
Bản đồ
Thời gian mở cửa 9:00 ~ 17:00
Ngày nghỉ 29/12 ~ 1/1
Ngày thứ Tư tuần thứ 2 của tháng 1 và tháng 6
Phí vào cửa Học sinh trung học phổ thông trở lên: 600 yên
Học sinh tiểu học, trung học cơ sở: 300 yên

Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết truyền kỳ “Makai Tensei" (魔界転生, tạm dịch: Ma giới chuyển sinh) có sự xuất hiện của Amakusa Shirou đã trở thành một cú hit lớn, không chỉ được chuyển thể thành phim ảnh hay vở kịch, mà còn có cả anime, manga và game. Nhờ vậy, trong mắt của các otaku, có lẽ hơn cả hình ảnh “thánh nhân quân tử" mà Amakusa Shirou vẫn mang, nó còn là hình ảnh một vị chỉ huy đầy sức hút cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.