Xoay quanh lịch sử Tokyo (2) – Dấu vết lãnh địa của địa chủ và nhà dài

Tokyo được gọi là Edo cho đến giữa thế kỉ thứ 19.
Cho đến thế kỉ thứ 17, Edo vẫn chỉ là một vùng nông thôn rộng lớn mà chẳng ai nghĩ rằng, sau này nó sẽ trở thành thủ đô của Nhật Bản.

Để nói về lí do vì sao nơi đây đã trở thành một trong những thành phố lớn của thế giới thì như chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn ở phần trước “Xoay quanh lịch sử Tokyo (phần 1)“, Tokugawa Ieyasu đã lập nên một kế hoạch xây dựng thủ đô một cách rất chi tiết và liên kết các võ sĩ lại với nhau.

Trong khoảng thời gian từ năm 1603 đến 1868 thì nơi đây do 15 vị tướng quân cai quản (tính cả Tokugawa Ieyasu), và thời đại này được gọi là “thời Edo".

Kiến trúc còn sót lại từ thời Edo tại Tokyo ① – Dinh cơ của Lãnh chúa

Khu vực quanh thành Edo (nay là Hoàng cung) là nhà riêng của các Lãnh chúa, chủ của các thành phố đô thị, những ngôi nhà đó được gọi là dinh cơ của Lãnh chúa.

Hiện nay, có khá nhiều những kiến trúc nhà cổ hay vườn ở lãnh cung được tu sửa thành công viên nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 5 địa điểm đặc biệt nhất!

1. Cổng đỏ tại trường Đại học Tokyo

Khuôn viên của trường Đại học Tokyo hiện nay đã từng là khu lãnh địa của lãnh chúa tỉnh Ishikawa.
Chiếc cổng đỏ mà các bạn thấy trong hình trên này được xây dựng vào năm 1827, để kỉ niệm cho việc vị lãnh chúa này lấy con gái của tướng quân làm phu nhân.

Tên Cổng đỏ Đại học Tokyo (東京大学赤門)
Trang chủ https://www.city.bunkyo.lg.jp/bunka/kanko/spot/shiseki/akamon.html
Số điện thoại 03-5803-1174
Địa chỉ 7-3-1 Hongo, Bunkyo-ku, Tokyo
Bản đồ
Giờ mở cửa 24 tiếng

2. Cổng đen của Viện Bảo tàng Quốc lập

Viện Bảo tàng Quốc lập là dấu tích lãnh địa của lãnh chúa tỉnh Totori, nằm trong công viên Ueno.
Dấu tích còn lại đây chính là cửa chính của khu vực lãnh địa, và được gọi bằng cái tên đối lập với Cổng đỏ của trường Đại học Tokyo – Cổng đen.

Tất nhiên ở đây vẫn có phí vào cổng nhưng bạn cũng có thể tham quan từ bên ngoài.

Tên Cổng đen viện bảo tàng quốc lập Tokyo (東京国立博物館黒門)
Trang chủ https://www.tnm.jp/
Số điện thoại 03-5777-8600
Địa chỉ 13-9 công viên Ueno, Taito-ku, Tokyo
Bản đồ
Giờ mở cửa Bảo tàng: 9:30~17:00

3. Công viên Rikugi

Khu vực lãnh địa này được thiết kế một cách vô cùng tỉ mĩ, mất tận 7 năm để hoàn thành. Kiến trúc nơi đây được lấy cảm hứng từ thơ ca cổ của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hiện nay nơi đây đã được tu sửa thành công viên, và được chọn làm một trong những danh lam thắng cảnh quý hiếm của Quốc gia.

Tên công viên Rikugi (六義園)
Trang chủ https://www.tokyo-park.or.jp/park/format/index031.html
Số điện thoại 03-3941-2222
Địa chỉ 6-16-3 Honkomagome, Bunkyo-ku, Tokyo
Bản đồ
Giờ mở cửa 9:00~17:00
Ngày nghỉ: 19/12~1/1
Phí vào cổng: Học sinh Trung học Cơ sở trở lên – 300yen / Trên 65 tuổi – 150yen
Từ học sinh Tiểu học trở xuống hoặc học sinh Trung học Cơ sở tại Tokyo được miễn phí phí vào cổng.

4. Khu vườn Hoàng gia Kyushibarikyu

Đây là khu vườn trong lãnh thổ của một vị lãnh chúa trong những thời kì đầu của Edo. Nó đang nằm ngay ga Hamamatsucho. Vì nằm ngay sát biển nên khu vườn nổi tiếng bởi nước trong hồ công viên là nước mặn.

Tên Khu vườn Hoàng gia Kyushibarikyu (旧芝離宮恩賜庭園)
Trang chủ https://www.tokyo-park.or.jp/park/format/index029.html
Số điện thoại 03-3434-4029
Địa chỉ 1-4-1 Kaigan, Minato-ku, Tokyo
Bản đồ
Giờ mở cửa 9:00~17:00

Thời gian đóng cửa: 19/12~1/1

Phí vào cổng: Học sinh Trung học Cơ sở trở lên – 150yen / Trên 65 tuổi – 70yen

Từ học sinh Tiểu học trở xuống hoặc học sinh Trung học Cơ sở tại Tokyo được miễn phí phí vào cổng.

5. Khách sạn New Otani

Khách sạn New Otani được xây dựng trên vết tích từ khuôn viên lãnh địa của vị địa chủ nổi tiếng tại Nhật Bản. Khách không trọ lại khách sạn vẫn có thể tự do tham quan.

Tên Khách sạn New Otani (ホテルニューオータニ)
Trang chủ https://www.newotani.co.jp/tokyo/
Số điện thoại 03-3265-1111
Địa chỉ 4-1 Kioi-cho, Chiyoda-ku, Tokyo
Bản đồ
Giờ mở cửa Lên đèn vào ban đêm thì sẽ đến 24:00

Kiến trúc còn sót lại từ thời Edo tại Tokyo ② – Nhà dài

Khi các lãnh chúa bắt đầu đến Edo, thì người dân cũng tập trung ngày càng đông đúc.
Vào đầu thế kỉ thứ 18, ở đây có hơn 1 triệu dân, và theo một số thông tin đây là thành phố đông nhất thế giới lúc bấy giờ.

Người dân Edo lúc đó sống trong những ngôi nhà 1 tầng theo kiểu chung cư gọi là nhà dài “Nagaya".
Bây giờ khu nhà dài này cũng không còn nữa, nhưng khách tham quan vẫn có thể xem ở viện Bảo tàng Edo Tokyo.

Tên Viện Bảo tàng Edo Tokyo (江戸東京博物館)
Trang chủ https://www.edo-tokyo-museum.or.jp/
Số điện thoại 03-3626-9974
Địa chỉ 1-4-1 Yokoami, Sumida-ku, Tokyo
Bản đồ
Giờ mở cửa 9:30~17:30
Ngày nghỉ: Thứ 2 mỗi tuần (Nếu thứ 2 là ngày lễ thì sẽ không hoạt động vào ngày tiếp theo) ・ Giao thừa
Phí vào cổng:
Người lớn – 600yen / Sinh viên đại học, trường nghề – 480yen / Học sinh Trung học – Cơ sở, người trên 65 tuổi – 300yen
Từ học sinh tiểu học trở xuống hoặc học sinh Trung học Cơ sở tại Tokyo được miễn phí phí vào cổng.

Phần tiếp theo, “Xoay quanh lịch sử Tokyo (phần 3)“, các bạn nhớ đón xem nhé!