Giúp con tự giác – Thử liệt kê ra và truyền đạt những điều bạn muốn con trẻ làm!

Tuần trước, trường của con tôi có buổi quan sát lớp học. Buổi quan sát lớp học này là phụ huynh được mời đến trường, xem con cái của mình sinh hoạt thế nào. Thường thì sẽ do nhà trường quyết định, nhưng ở Nhật Bản một năm được chia ra làm ba kì học, mỗi kì học 1 lần và tổng cộng một năm có 3 lần như vậy.

Buổi quan sát lớp học vừa là cơ hội tốt để xác nhận tình hình của con tại trường một cách định kì, vừa là cơ hội để giao lưu cùng các phụ huynh khác. Các bà mẹ lâu ngày gặp lại thì trò chuyện cực kì sôi nổi. Trong lúc nói chuyện với những phụ huynh khác, chắc chắn sẽ xuất hiện một điều vô cùng phiền não… Đó chính là “Con nhà tôi chẳng nghe lời tôi gì cả".

Các bà mẹ đã hỏi nhau lí do khiến “các con không hề nghe lời cha mẹ" cũng như lắng nghe những bất mãn xoay quanh vấn đề này.

Có một bà mẹ bảo rằng “Dù tôi đã nói con hãy dọn dẹp phòng đi nhưng cháu vẫn cứ chơi điện tử và không hề dọn dẹp chút nào cả". Bà mẹ khác thì nói “tôi đã dặn rằng trước khi ăn vặt con hãy hoàn thành xong bài tập nhưng cháu nó vẫn cứ ngồi vừa xem tivi vừa ăn vặt cho đến tận bữa tối".

Tôi đã công tác tại trường hỗ trợ đặc biệt công lập được 3 năm. Tại đây tôi đã sống cùng các em học sinh phổ thông mắc phải căn bệnh tự kỉ hay chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, và cùng các em học những kĩ năng về handicap. Những điều này cũng được thực hiện trong việc nuôi dưỡng con cái.

Bé nhà tôi cũng vậy, rất hay bày bừa cả phòng nhưng lại chẳng bao giờ chịu dọn dẹp cả. Những lúc như thế, chúng ta nên quy định phạm vi rõ ràng bao gồm bàn học và những khu vực gần đó. Sau đó đưa ra chỉ thị hành động cho trẻ có kèm theo số thứ tự. Mỗi một hành động đi với những chỉ thị ngắn và không quá 3 chỉ thị cho 1 lần. Chúng ta cùng đi vào tình huống cụ thể nhé!

“Từ bây giờ con hãy dọn dẹp quanh khu vực bàn học nhé! Một là xếp gọn sách vở lên, hai là gom bút viết lại vào hộp, ba là dọn những đồ vật khác để sang bên trái bàn học. Giỏi! Đã xong rồi đấy!"

Tiếp theo, sau khi về nhà thì phải hoàn thành xong bài tập trước khi muốn làm việc gì đó. Hãy chọn ra 3 hành động bạn muốn con trẻ làm, đánh số rõ ràng và đưa ra những chỉ thị ngắn kèm theo nhé.

“Con hãy làm bài tập trước khi ăn vặt! Một là đọc sách (đọc sách Quốc ngữ). Hai là luyện giải toán. Ba là tập viết chữ Hán tự. Nếu hoàn thành xong con hoàn toàn có thể ăn những miếng bánh Donuts mà con thích".

“Con hãy dọn phòng lại đi!" là một chỉ thị khá mơ hồ. Dọn phòng mất bao nhiêu thời gian, dọn với mức độ thế nào thì xong, hầu như con trẻ không thể hình dung được. Cũng như việc bắt con làm bài tập về nhà, vì là bài tập do nhà trường đưa ra nên chắc chắn chỉ có con trẻ mới biết được đó là gì, nên nếu chúng ta nhắc nhở con thì con sẽ làm được ngay. Nhưng trẻ sẽ dễ phản kháng lại rằng “Con đi học về mệt lắm, con muốn nghỉ ngơi một chút!", “Bài tập phức tạp muốn chết đi được" hay “Con biết rõ việc con cần làm, con không muốn mẹ cứ phải nhắc nhở từng tí một thế đâu!", nên nếu ta chỉ ra cho trẻ những điều cần làm trong thời gian ngắn, trẻ chắc chắn sẽ dễ dàng tiếp thu rằng “nếu đơn giản như vậy thì có thể con làm được".

Với những bậc phụ huynh cũng có điều phiền muộn “con cái nhà tôi chẳng hề nghe lời tôi chút nào" thì hãy thử phương pháp này xem sao nhé!