Các dự án dạy lập trình cho học sinh tiểu học – Nguồn nhân lực CNTT cho tương lai

Xin chào mọi người. Trong bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu về tình hình giáo dục lập trình của Nhật Bản.

Giáo dục lập trình ở trường tiểu học

Chắc bạn cũng đã nghe người ta nói rằng thế giới đang bước vào “Cách mạng công nghiệp 4.0" đúng không nào? Chính vì ngành công nghiệp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông), bao gồm AI (trí tuệ nhân tạo), đang đổi mới nhanh hơn dự kiến nên việc đào tạo nhân lực lập trình mới đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì lý do đó, nhiều nước đã bắt đầu áp dụng giáo dục lập trình cho trẻ em như một chiến lược quốc gia. Ví dụ như ở Anh và Canada, giáo dục lập trình được áp dụng cho trẻ từ khi mới 5 tuổi. Còn tại Nhật Bản, giáo dục lập trình ở trường tiểu học sẽ trở thành môn học bắt buộc từ năm 2020. Việc tiến hành các lớp học như thế nào hiện vẫn đang được thảo luận.

Hội thảo về lập trình dành cho trẻ em mầm non

Thật ra, từ năm ngoái công ty tôi điều hành đã phát triển và triển khai các workshop (hội thảo) về lập trình dành cho trẻ em mầm non tại các trường mẫu giáo ở Osaka.

Truyền đạt lý thuyết lập trình một cách lý thú

Trong các workshop này chúng tôi sử dụng robot hỗ trợ giảng dạy mang tên “Code-A-Pillar” của công ty Fisher Price. Nói đến lập trình, có thể bạn sẽ liên tưởng ngay tới cảnh viết mã code bằng PC hoặc máy tính bảng khô khan, nhưng chú robot có hình dáng con sâu nãy có thể giúp học viên trải nghiệm lý thuyết cơ bản của lập trình một cách dễ dàng hơn. Học viên sẽ xử lý nhiều chương trình khác nhau được cài đặt trong từng khối thân của robot sâu bướm này, và khi nối được tất cả lại với nhau, robot sẽ có thể chuyển động được. Và đây cũng là lý thuyết cơ bản “xử lý tuần tự" của lập trình. Đó là lý do tại sao các giáo viên cũng rất ưng ý với hoạt động này.

Phát triển những kỹ năng khác

Tuy robot này trông giống như một món đồ chơi dễ thương dành cho trẻ nhỏ, nhưng ngoài việc giúp trẻ trải nghiệm những điều cơ bản về lập trình, Code-A-Pillar còn trang bị cho trẻ “khả năng tư duy thuật toán" để suy nghĩ logic và sáng tạo ra những điều mới, hay giúp trẻ đối mặt với những thử thách mà không bỏ cuộc, biết về việc làm việc nhóm, chia sẻ niềm vui với bạn bè khi thành công, các workshop này rất có ích trong việc phát triển “kỹ năng không thuộc phạm vi nhận thức” (non-cognitive abilities), thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội sau sau này.

Chuẩn bị nguồn lực ITC cho tương lai

Tuy Nhật Bản đang nỗ lực đi tiên phong trong việc này nhưng rất có thể sẽ thiếu hụt tài năng ICT trong tương lai. Chính vì thế chúng tôi thật sự hy vọng các em nhỏ có thể hứng thú hơn với ITC và nghĩ rằng ITC thật thú vị và muốn tạo ra những điều tuyệt vời hơn thông qua lập trình, rồi có được các kỹ năng về ICT, từ đó tự mở ra cánh cửa tương lại cho chính mình. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch tổ chức các workshop tại Việt Nam trong tương lai gần đấy.

Robot hỗ trợ giảng dạy hình sâu bướm “Code-A-Pillar"
Cảnh dạy lập trình với sự hỗ trợ của robot
Các em nhỏ vô cùng hứng thú với robot