Học cao học từ xa ở Nhật có ưu điểm gì?

Vài nơi ở Nhật đang có bão tuyết. Tôi từng sống ở vùng tuyết rơi nhiều nên nghe tin bão tuyết là nhớ lại cái cảm giác tối tăm, tịch mịch mỗi khi tuyết rơi, chất thành đống khiến quang cảnh thay đổi nhanh chóng. Ở Việt Nam có tuyết không nhỉ?

Chuyện là mới đây gần nhà tôi có gặp một cô nghiên cứu sinh người Việt từ khu vực lân cận TP.HCM đến. Cổ bảo mùa đông ở Nhật thật lạnh và khắc nghiệt. Không biết cổ từng thấy tuyết rơi bao giờ chưa. Lần sau gặp lại nhất định tôi sẽ hỏi thử.

Quay lại chủ đề chính, hôm nay tôi sẽ nói về tình hình đào tạo sau đại học ở Nhật.

Nhu cầu học cao học từ xa tăng lên ở Nhật

Trước bối cảnh đời sống ngày càng phức tạp, người ta phải không ngừng trang bị tri thức, kỹ năng mới và trong một xã hội già hóa dân số và thời gian hưu trí đang kéo dài ra như Nhật Bản, ngày càng có nhiều người đi làm, người cao tuổi đi học cao học. Đang có không ít cầu thủ bóng chày giải nghệ và đại kiện tướng đô vật đi học cao học. Hai vấn đề khó khăn khi đi học cao học là tiền bạc và thời gian. Với người đã về hưu thì thời gian không phải là mối bận tâm lớn. Nhưng còn người đang đi làm thì sao? Xoay sở thời gian để vừa học vừa làm thật sự là khó khăn lớn đối với họ.

Chính vì vậy, các trường đào tạo sau đại học hiện đang cố gắng tạo nhiều điều kiện để giúp học viên là người đi làm bận rộn dễ dàng theo học hơn. Người đi làm vốn dĩ ban ngày trong tuần đều phải đi làm nên những chương trình học vào buổi tối hay thứ bảy, chủ nhật, hoặc là học từ xa sẽ phù hợp hơn.

Nói về học cao học từ xa thì cũng có trường hợp các hệ sau đại học thông thường áp dụng thêm hình thức học từ xa, rồi cũng có trường hợp chỉ chuyên đào tạo từ xa mà thôi. Điểm vượt trội của việc học cao học từ xa là người học có thể học tập tuỳ theo tiến độ của mình, ngay cả ở nhà, ở công ty, hay thậm chí lúc đang ngồi tàu đi làm cũng học được, thay vì tốn thời gian đến trường lớp.

Hōsō daigaku daigakuin

Trong các trường cao học đào tạo từ xa ở Nhật, có một cơ sở hơi đặc biệt là Hōsō daigaku daigakuin (放送大学大学院, “viện đại học truyền thanh/truyền hình”), tên tiếng Anh là The Open University of Japan.

Sự tồn tại của ngôi trường này cũng thật kỳ lạ. Thực chất đây là một trường đại học tư thục do chính phủ lập ra theo Luật cơ sở đào tạo từ xa qua sóng truyền thanh/truyền hình. Tên gọi ban đầu chỉ việc các lớp học được phát rộng rãi toàn quốc qua truyền thanh, truyền hình, nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang Internet. Hệ đào tạo này có một số đặc điểm. Đầu tiên, mặc dù gọi là đào tạo từ xa, trường lại có hơn 57 trung tâm và chi nhánh vệ tinh trên toàn quốc, bạn có thể đến đó làm kiểm tra, tham dự buổi học kiểu phỏng vấn, xem DVD bài học, thậm chí còn có thể gia nhập nhóm học tập và được các giáo sư thuộc nhiều lĩnh vực tư vấn. Thông thường nói đến học từ xa, người ta hay cảm thấy học một mình sẽ đơn độc, thiếu gắn kết với mọi người, rồi thì dần dần trở nên đuối, bỏ học luôn. Giờ đây người học có thể đến các trung tâm học tập để trao đổi với giáo viên, người học khác, giúp duy trì động lực để tiếp tục học tập hiệu quả.

Một đặc điểm nữa của nơi này là trình độ chuyên môn của tập thể giảng viên. Hiện trường có khoảng 1.000 giảng viên cơ hữu, nhiều người trong đó là các giáo sư danh dự ở những trường công hàng đầu Nhật Bản. Họ về đây dạy sau khi nghỉ hưu ở các trường công, thành ra nơi đây tập trung rất nhiều thiên tài khắp các lĩnh vực.

Có điều là do bản chất của hình thức học từ xa, bạn khó có thể theo học các ngành khoa học kỹ thuật sử dụng nhiều trang thiết bị đặc thù. Còn những ngành như khoa học sức khỏe và đời sống, khoa học con người, khoa học quản lý xã hội, khoa học nhân văn, v.v. thì bạn có thể học đến tiến sĩ mà không phải đến trường.

Thông thường nói đến học cao học ngành xã hội nhân văn, người ta thường nhắm đến các chứng chỉ như quản trị kinh doanh, luật, kế toán. Nhưng tại đây, bạn cũng có thể theo học các chuyên ngành thuần tuý học thuật như tâm lý hay điều dưỡng.

Đặc điểm cuối cùng là học phí của trường rất rẻ. Ví dụ khóa thạc sĩ hai năm ở đây là khoảng 500.000 JPY, ở các hệ cao học thông thường thì sẽ tốn gấp hai, ba lần, như vậy tóm lại là hầu như không tốn kém bao nhiêu cả.

Để đáp ứng nhu cầu học cao học của người đi làm đang ngày một tăng, bên cạnh trường này còn có nhiều cơ sở sau đại học với các đặc điểm nổi bật khác đang xuất hiện.

Lời kết

Và đó chính là câu chuyện đào tạo sau đại học tôi muốn giới thiệu với các bạn hôm nay. Còn Việt Nam thì sao? Trong tương lai khi kinh tế phát triển hơn và xã hội ngày càng phức tạp, tôi đoán rằng vấn đề đào tạo cho người đang đi làm ở nước các bạn hẳn cũng sẽ trở nên quan trọng hơn.

Một đặc điểm nữa của nơi này là trình độ chuyên môn của tập thể giảng viên. Hiện trường có khoảng 1.000 giảng viên cơ hữu, nhiều người trong đó là các giáo sư danh dự ở những trường công hàng đầu Nhật Bản. Họ về đây dạy sau khi nghỉ hưu ở các trường công, thành ra nơi đây tập trung rất nhiều thiên tài khắp các lĩnh vực.

Có điều là do bản chất của hình thức học từ xa, bạn khó có thể theo học các ngành khoa học kỹ thuật sử dụng nhiều trang thiết bị đặc thù. Còn những ngành như khoa học sức khỏe và đời sống, khoa học con người, khoa học quản lý xã hội, khoa học nhân văn, v.v. thì bạn có thể học đến tiến sĩ mà không phải đến trường.

Thông thường nói đến học cao học ngành xã hội nhân văn, người ta thường nhắm đến các chứng chỉ như quản trị kinh doanh, luật, kế toán. Nhưng tại đây, bạn cũng có thể theo học các chuyên ngành thuần tuý học thuật như tâm lý hay điều dưỡng.

Đặc điểm cuối cùng là học phí của trường rất rẻ. Ví dụ khóa thạc sĩ hai năm ở đây là khoảng 500.000 JPY, ở các hệ cao học thông thường thì sẽ tốn gấp hai, ba lần, như vậy tóm lại là hầu như không tốn kém bao nhiêu cả.

Để đáp ứng nhu cầu học cao học của người đi làm đang ngày một tăng, bên cạnh trường này còn có nhiều cơ sở sau đại học với các đặc điểm nổi bật khác đang xuất hiện. Trong tương lai khi kinh tế Việt Nam phát triển và xã hội ngày càng phức tạp, việc đào tạo người đi làm hẳn cũng sẽ trở nên quan trọng hơn.

Chuyện đào tạo sau đại học ở Nhật xin tạm dừng tại đây.