4 bước cúi chào đúng “chuẩn Nhật”

Cúi chào là một động tác được sử dụng rộng rãi, từ một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng giữa những người quen với nhau đến việc chào hỏi trong kinh doanh. Đó là cách để người Nhật thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương và là một thói quen thiết yếu trong cuộc sống của họ. Từ một màn trình diễn của một cầu thủ bóng đá Nhật Bản, “văn hóa cúi chào" đã dần được cả thế giới biết đến.

Tuy nhiên, cúi chào không chỉ để chào hỏi và thể hiện sự tôn trọng mà còn để xin lỗi nữa. Bạn có biết rằng tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình huống mà có các loại cúi chào và cách thức cúi chào khác nhau không? Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách cúi chào đúng cách để truyền đạt được cảm xúc và thành ý nhé!

Tư thế cúi chào cơ bản

Tôi xin giới thiệu các tư thế cơ bản qua từng bước của của việc cúi chào nói chung.

Giữ đúng tư thế với lưng thẳng

Cúi chào với lưng khom trông rất khó coi. Chỉ gật cổ thôi cũng không đúng.
Đầu tiên phải duỗi thẳng lưng. Điều này cũng áp dụng cho việc cúi chào khi ngồi.

Hãy nhìn vào mắt đối phương và từ từ cúi đầu chào

Sau khi chạm mắt, hãy cúi đầu xuống và gập eo lại.
Về vị trí của bàn tay, nam giới đặt tay sát hông một cách tự nhiên và nữ giới đặt tay trái lên trên bàn tay phải và chồng lên nhau nhẹ nhàng.

Đứng yên một lúc với tư thế nghiêng về phía trước

Giữ nguyên tư thế trong lúc đếm chậm rãi “1, 2, 3".

Cuối cùng, trở về tư thế ban đầu

Hãy ngẩng đầu lên từ từ. Nếu bạn làm điều đó nhanh chóng, bạn sẽ không để lại ấn tượng tốt cho đối phương.

Ngoài ra, có hai loại cúi chào: Douji-rei (vừa nói vừa cúi chào) và Bunri-rei (nói trước rồi mới cúi chào). Đối với trường hợp trang trọng, Bunri-rei sẽ thích hợp hơn.

Góc cúi chào khác nhau tùy theo hoàn cảnh

Tư thế cơ bản của cúi chào là gần giống như nhau, nhưng nó có thể được chia thành ba loại sau đây tùy thuộc vào tình huống và đối phương.

Eshaku (会釈)

Eshaku là nghiêng thân trên khoảng 15 độ và cúi đầu nhẹ. Đây là một kiểu chào mà bạn có thể sử dụng khi vô tình chạm mặt cấp trên ở hành lang công ty hay đối phương đã gặp qua nhiều lần hay trong lúc bạn đang đi bộ đến đâu đấy.

Keirei (敬礼)

Đây là kiểu chào đối với đối tượng đáng kính hơn như là đối tác kinh doanh và khách hàng. Nó cũng là loại cúi chào được sử dụng thường xuyên nhất. Người chào nghiêng phần thân trên một góc khoảng 30 độ và chào. Để đối phương có ấn tượng tốt trong lần đầu tiên gặp mặt, việc cúi chào lịch sự theo kiểu Keirei là điểm mấu chốt.

Saikeirei (最敬礼)

Saikeirei là kiểu cúi chào sâu nhất. Nó được sử dụng để truyền đạt sự tôn trọng tối đa khi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc hay lời xin lỗi. Phần thân trên được cúi sâu 45 độ.

Cúi chào được thực hiện để truyền đạt sự tôn trọng và thành ý. Thế nên sẽ rất ngớ ngẩn nếu vừa cười toe toét vừa cúi chào. Thêm nữa, như đã đề cập bên trên, cúi chào mà chỉ gật cổ một chút thôi thì lại thành ra thất lễ.

Hành vi khúm núm cúi đầu lặp đi lặp lại một cách thiếu thận trọng cũng rất khó coi. Thậm chí có những từ trêu chọc ví người khúm núm như con châu chấu bật người tanh tách, trông chẳng mấy dễ chịu gì.

Bạn không thể truyển đạt cảm xúc của mình đến đối phương chỉ bằng cách cúi đầu. Phải chăng có thể nói rằng giao tiếp với sự chân thành chỉ được sinh ra sau khi cúi đầu theo phép lịch sự để truyền đạt sự biết ơn và sự xin lỗi.